CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hội nhập quốc tế--Chính sách

  • Duyệt theo:
1 Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển Hải quan / Đào Đức Hải, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu Loan // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 35-46 .- 658.4012

Đứng trước các yêu cầu và tính tất yếu của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế, đồng thời xuất phát từ đặc thù nhiệm vụ của cơ quan cần cải thiện, đơn giản hóa thủ tục đối với hàng hóa qua biên giới, trong những năm qua ngành Hải quan là một trong những ngành đi đầu trong việc đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lý theo hướng hiện đại, tiệm cận và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời chủ động tham gia hợp tác và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả.

2 Hệ thống các thước đo mức độ hội nhập thị trường tài chính trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Trần Thị Xuân anh, Nguyễn Thị Lâm Anh, Ngô Thị Hằng // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 10(485) .- Tr. 58-72 .- 332.1

Bài viết hệ thống hoá các thước đo mức độ hội nhập thị trường tài chính trên thế giới và kết quả ứng dụng cho Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp.

3 Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế / Cao Diệu Linh, Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 23-25 .- 332.04205

Trình bày kết quả tích cực từ chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế.

4 Cơ sở pháp lý và vai trò của tự quản địa phương trong quản lý phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế / ThS. Đào Bảo Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 06 (213) .- Tr. 82-92 .- 340

Hiện nay, ở nhiều quốc gia, chính quyền địa phương ngày càng được trao thêm nhiều quyền năng mà vốn trước đây thường do chính quyền trung ương đảm nhiệm; từ đó tự quản địa phương đang ngày càng được coi là nguyên tắc mang tính phổ biến, được chấp nhận rộng rãi. Qua nghiên cứu về chế độ tự quản địa phương ở một số quốc gia Châu Âu như Đức, Pháp, trong khuôn khổ thể chế chính trị và Hiến pháp 2013 hiện hành, Việt Nam có thể xem xét tiếp thu một số yếu tố tự quản địa phương cho chính quyền địa phương, nhất là chính quyền ở đô thị và chính quyền xã, thị trấn, nhằm gia tăng hiệu quả quản lý phát triển xã hội và quản trị quốc gia ở nước ta.

5 Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam: Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra / PGS. TS. Trần Nguyễn Tuyên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 26-41 .- 327

Các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới. Những thành tựu và hạn chế. Định hướng và giải pháp.

6 Nghị quyết 06-NQ/TW: Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 4 (107)/2016 .- Tr. 7-23 .- 327

Ngày 05-11-2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới…

7 Đảm bảo an ninh dầu mỏ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam / Vũ Tiến Đạt // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 103-118 .- 327

Trong bối cảnh nguồn dầu mỏ của thế giới ngày càng cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại, từ quốc gia đến cộng đồng thế giới đều bắt buộc phải quan tâm đến vấn đề này và cần thiết phải có những hành động thiết thực để đối phó. Đứng trước thách thức thiếu hụt nguồn dầu mỏ, Việt Nam cần đề ra và thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh dầu mỏ. Đây cũng chính là vấn đề mà bài viết này cố gắng hướng đến.

8 Xu hướng hội nhập khu vực của Ấn Độ ở Nam Á đến năm 2020 / ThS. Nguyễn Việt Giang // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 17-23 .- 327

Trong quan hệ hợp tác với các nước Nam Á, Ấn Độ - với kích cỡ khổng lồ của dân số, kinh tế và diện tích lãnh thổ - tự thấy cần phải thể hiện được vai trò tích cực và năng động của mình. Trong một vài năm tới, vai trò đó sẽ đưa Ấn Độ đi đến đâu trên hành trình hội nhập ở khu vực vốn là tâm điểm của nhiều vấn đề chính trị và an ninh nóng bỏng này? Hay nói cách khác xu hướng hội nhập của Ấn Độ ở Nam Á trong tương lai gần (đến năm 2020) sẽ ra sao? Bài viết này nhằm phân tích và trả lời các câu hỏi đó.

9 Định hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam đến năm 2020 – Thực tiễn và đề xuất / Đặng Hoàng Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 59-66 .- 327

Trình bày thực tế tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Sự phát triển của thương mại quốc tế tại Việt Nam. Tác động của hội nhập thương mại quốc tế - Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.

10 Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế trong 4 năm gần đây và khuyến nghị cho giai đoạn tới / Nguyễn Đắc Hưng // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 1(452) tháng .- Tr. 31-40 .- 332.12

Trình bày nội dung điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng hội nhập quốc tế trong 4 năm gần đây (2012-2015) và đề xuất một số khuyến nghị nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong thời gian tới.