CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân sách Nhà nước

  • Duyệt theo:
21 Tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Quang Sáng // .- 2023 .- Số 241 - Tháng 10 .- Tr. 65-72 .- 332.1

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế tài chính cho GDĐH như: chính sách thuế; chính sách tín dụng; chính sách chi ngân sách Nhà nước (NSNN) và một số chính sách tài chính ngoài NSNN. Hiện nay, chính sách tài chính cho GDĐH chưa phát huy hết vai trò của nguồn lực của các chủ thể trong xã hội. Vì vậy, cần có những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả của chính sách tài chính cho GDĐH.

22 Bài học triển khai hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội / Vũ Thị Bích Liên, Trần Phương Ly // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 55-58 .- 330

Sau đại dịch COVID-19, tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng phải gánh chịu rất nhiều hậu quả nặng nề, nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2022, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phục hồi kinh tế, trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, mặc dù các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt nhưng kết quả thực hiện vẫn còn rất thấp, chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, việc nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện, phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách này là cần thiết, qua đó giúp các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc, tổng thể khi thiết kế các chính sách tương tự trong tương lai.

23 Ứng dụng mô hình phân tích bao dữ liệu đánh giá hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo tại một số địa phương ở Việt Nam / Phùng Thu Hạ // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 52 - 56 .- 657

Nghiên cứu này tiến hành đo lường hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở một số địa phương ở Việt Nam dựa trên phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) định hướng đầu ra và đầu vào với số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được công khai của một số địa phương. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo có sự khác biệt giữa các địa phương, và không phụ thuộc nhiều vào quy mô chi ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo Kết quả thực nghiệm này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phân bổ nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo với chất lượng giáo dục nhận được ở các địa phương trong mẫu nghiên cứu. Bài nghiên cứu có thể cung cấp dẫn chứng cho việc quyết định phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở các địa phương ở Việt Nam.

24 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Hồng Hà, Phạm Văn Tấn // .- 2023 .- K2 - Số 248 - Tháng 09 .- Tr. 9-12 .- 332.1

Dựa vào kết quả phân tích thực trạng, tác giả đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác qaunr lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian tới.

25 Giải pháp triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh / Ngô Thanh Hoàng // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 5-10 .- 658

Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề này, từ đó đưa ra định hướng và một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

26 Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương góp phần quan trọng thực hiện tín dụng chính sách xã hội / Phạm Thị Túy // .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 332

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cũng góp phần quan trọng để thực hiện tốt chính sách nhân văn này. Vậy, đóng góp của nguồn vốn ủy thác trên những phương diện nào và giải pháp nào thúc đẩy những đóng góp thiết thực của nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để thực hiện tín dụng chính sách xã hội là vấn đề cần quan tâm.

27 Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau / Nguyễn Hồng Hà, Huỳnh Mộng Tuyền, Nguyễn Thị Cẩm Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 125-129 .- 332

Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ UBND tỉnh Cà Mau, Sở Tài chính tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018 – 2022 cùng khảo sát dữ liệu sơ cấp từ ý kiến của 50 chuyên gia, nghiên cứu này đánh giá thực trạng công tác chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau, các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế. Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

28 Cơ chế, chính sách đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước / Hoàng Văn Cương, Hoàng Nam Anh // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 16-20 .- 330

Đầu tư công đóng vai trò quan trọng, không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cũng như định hướng về giải ngân vốn đầu tư công, gắn liền với cơ chế, chính sách quản lý đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm vẫn còn chậm. Bài viết này đánh giá thực tiễn và đề xuất cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước trong những năm tới.

29 Giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài / Phạm Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 21-24 .- 330

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, công tác giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài, trong 8 tháng năm 2023 đạt 25,26% kế hoạch được giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (15,48%). Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra, tỷ lệ giải ngân từ vốn vay nước ngoài vẫn còn thấp, chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn này, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

30 Chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới / Hồ Ngọc Tú, Đào Thị Lành // .- 2023 .- Số 16 - Tháng 8 .- Tr. 52-55 .- 332

Các quốc gia hiện nay ngoài mục tiêu phát triển kinh tế thì đã từng bước chú trọng bảo vệ môi trường. Theo đó, các chính sách đã được ban hành, trong đó có chính sách chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người, bảo tồn hệ sinh thái và các khoản chi khác nhằm chuyển dịch nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh. Từ kinh nghiệm ở một số quốc gia, bài viết sẽ đưa ra các kiến nghị chính sách chi cho môi trường hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh tại Việt Nam.