CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Lao động--Việt Nam

  • Duyệt theo:
21 Điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về khái niệm và hình thức hợp đồng lao đồng / Phạm Thị Hồng My // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 (2020) .- Tr.16 – 22 .- 340

Để điều chỉnh quan hệ lao động một cách tốt nhất theo hướng hài hoà quyền lợi người lao động và người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 đã được thông qua với những điểm mới quan trọng, đột phá trong đó là chế định hợp đồng lao động. Bài viết sẽ tập trung phân tích về điểm mới này theo hai nội dung: Khái niệm và hình thức hợp đồng lao động.

22 Một số trao đổi về các điểm mới trong quy định về giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2019 / Phạm Thị Thuý Nga // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 (2020) .- Tr.23 – 26 .- 340

Bộ luật lao động năm 2019 mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động năm 2012 hiện hành với nhiều quy định mới. Trong đó có nhiều quy định mới về giao kết hợp đồng hợp đồng, đây là những thay đổi có tác động lớn đến việc hình thành quan hệ lao động. Bên cạnh việc chỉ ra những điểm mới, bài viết nghiên cứu, luận giải về tính hợp lý hoặc chưa thực sự hợp lý trong các quy định mới về giao kết hợp đồng lao động.

23 Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ luật so sánh / Đoàn Thị Phương Diệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 32 – 38 .- 340

Trên cơ sở phân tích sơ bộ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và trên cơ sở phân tích so sánh với hai hệ thống pháp luật tương đối có nhiều tương đồng của Việt Nam (về nguồn gốc, lịch sử và về văn hóa), sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động khi xảy ra tranh chấp, đồng thời tiến tới xây dựng một hệ thống tố tụng hợp lý.

24 Hoàn thiện Bộ luật lao động về đối thoại tại nơi làm việc thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể / Đỗ Thị Dung, Lê Văn Đức // Luật học .- 2018 .- Số 4 (215) .- Tr. 29-37 .- 340

Phân tích những điểm tiến bộ và những hạn chế trong quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể, từ đó đề cuất một số kiến nghị sửa đổi.

26 Một số vấn đề về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam / Lường Minh Sơn // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 6 (109) .- Tr. 44-49, 58 .- 340

Nghiên cứu để chỉ ra những điểm bất cập và thiếu sót trong các quy định của pháp luật, từ đó đề xuất kiến nghị.

27 Một số vấn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng lao động / Nguyễn Thanh Huyền // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 5 (349) .- Tr. 74-77, 84 .- 340

Phân tích các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và hậu quả pháp lý, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

28 An toàn sức khỏe tại nơi làm việc trong hệ thống tiêu chuẩn lao động cốt lõi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ tai nạn lao động / ThS. Đoàn Công Yên // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 6 (100)/2016 .- Tr. 46 – 55 .- 340

Bồi thường tai nạn lao động không phải là vấn đề mới trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy vậy, trong bài viết tác giả phân tích hai vấn đề mà còn tranh cãi và bất cập: Vị trí an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc trong hệ thống tiêu chuẩn lao động cốt lõi; lợi ích mà người lao động hoặc thân nhân của người lao động bị chết được bồi thường từ người sử dụng lao động.

29 Nội quy lao động – Thực trạng và một số kiến nghị / Đỗ Thị Dung // .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 3 – 47 .- 340

Phân tích thực trạng pháp luật về nội quy lao động, thực tiễn ban hành nội quy lao động trong các doanh nghiệp và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động.