CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Lao động--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Ý thức thực hiện pháp luật lao động của người lao động doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Anh Thu // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 23-25 .- 344.01597

Ý thức thực hiện pháp luật lao động của người lao động được xây dựng trên cơ sở ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật, bao gồm tư tưởng và tâm lý thực hiện pháp luật lao động của người lao động; ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, hiệu quả thực hiện pháp luật lao động của người lao động. Để hình thành và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật lao động còn chưa tốt hiện nay nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, công đoàn cần xây dựng ý thức này cho NLĐ.

2 Một số bất cập trong thực tiễn về bồi thường thiệt hại cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật / Nguyễn Quốc Duy, Nguyễn Khắc Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 34 - 37 .- 340

Trong giai đoạn hiện nay, trước bối cảnh kinh tế xã hội, thiên tai, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì các tổ chức kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro xuất hiện mỗi lúc một nhiều bởi những tác động tiêu cực. Tinh thần thượng tôn pháp luật lao động của chủ đầu tư với tư cách người sử dụng lao động đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, liên quan đến bồi thường thiệt hại cho người lao động do người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đã phát sinh nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, bài viết chỉ ra một số bất cập và kiến nghị nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể sử dụng lao động theo pháp luật hiện hành đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

3 Phòng, chống hành vi quấy rối tình dục đối với công nhân tại nơi làm việc / Nguyễn Ngọc Hải // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.24-32 .- 344.01597

Hành vi quấy rối tình dục đối với công nhân tại nơi làm việc là hành vi phổ biến và diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Bài viết nghiên cứu qui định của Bộ Lao động năm 2019 về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phân tích thực trạng áp dụng trong những năm qua và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của các tổ chức liên quan trong hoạt động phòng, chống hành vi quấy rối tình dục đối với công nhân tại nơi làm việc.

4 Quan hệ pháp lý giữa tài xế công nghệ và hãng xe công nghệ hiện nay nhìn từ vụ tài xế Grab bike đình công / Nguyễn Bình An // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.42-57 .- 344.01597

Bài viết này nghiên cứu các quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế giới, và tập trung phân tích các qui định của Bộ Luật Lao động năm 2019 về qua hệ pháp lý giữa tài xế công nghệ và hãng xe công nghệ; từ đó làm rõ các quyền lao động của tài xế công nghệ tại Việt Nam và đề xuất những gợi ý hoàn thiện pháp luật lao động.

5 Đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo bộ luật lao động năm 2019 / Nguyễn Hữu Chí // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 3 - 10 .- 340

Bài viết phân tích, bình luận các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019. Nội dung tập trung vào các vấn đề liên quan đến người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như: Căn cứ pháp lí người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Qua đó, tác giả chỉ ra những điểm mới về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019 cũng như cơ sở lí luận và thực tiễn của những quy định này.

6 Quyền lao động của người chuyển giới tại Việt Nam hiện nay / Trương Hồng Quang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.3 - 9 .- 344.01597

Ở Việt Nam, người chuyển giới tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Xuất phát từ đặc điểm về bản dạng giới, người chuyển giới ở nước ta cũng gặp những hạn chế, khó khăn về vấn đề lao động, việc làm như nhiều quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quyền lao động của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nayvà đưa ra các khuyến nghị nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền lao động của người chuyển giới.

7 Về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc / Phan Thị Tuyết // .- 2021 .- Số 7 .- Tr.54 - 55 .- 344.01597

Theo quy định chi tiết tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, hành vi quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

8 Thẩm quyền quyết định của toà án trong giải quyết vụ án lao động / Trần Minh Tiến // Nghề luật .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 17 – 21 .- 340

Trình bày yêu cầu khởi kiện tại phiên toà sơ thẩm là một trong những công việc quan trọng của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án lao động. Thực hiện kỹ năng này đòi hỏi luật sư cần phải có kiến thức pháp lý và cẩn trọng để yêu cầu khởi kiện được trình bày tại phiên toà không vượt quá giới hạn phạm vi khởi kiện ban đầu. Thực tiễn giải quyết các vụ án lao động tại phiên toà cho thấy đây là vấn đề pháp lý quan trọng mà hiện nay có nhiều bản án, ở các toà án hoặc các cấp toà án có những quan điểm, ý kiến khác nhau, quyết định khác nhau nên luật sư gặp nhiều khó khăn khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

9 Tổng quan về bộ luật lao động năm 2019 / Ngô Hoàng // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 3-6 .- 344.01597

Bài viết giới thiệu tổng quan về sự cần thiết, quan điểm chỉ đạo và những nội dung sửa đổi lớn của Bộ luật Lao động năm 2019

10 Bình luận điều khoản về đối tượng áp dụng của bộ luật lao động năm 2019 / Nguyễn Lê Thu // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 7-10 .- 344.01597

Bài viết sẽ phân tích khái niệm bộ luật lao động năm 2019 thông qua sự so sánh với điều khoản tương ứng trong bộ luật lao động năm 2012. Từ đó nêu một số bình luận và đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng điều khoản trên