CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kết cấu

  • Duyệt theo:
1 Dự đoán chuyển vị của hệ cách chấn đáy sử dụng gói ma sát con lắc ba / Nguyễn Văn Nam // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 95-102 .- 621.8028

Chuyển vị ngang là một trong những bất lợi của kết cấu cách chấn. Nó cần phải được xác định một cách chính xác trong giai đoạn thiết kế. Bài báo này trình bày cách xác định chuyển vị ngang lớn nhất của hệ cách chấn sử dụng gối con lắc ma sát ba bằng phương pháp lực tuyến tính tương đương (Equivalent linear force) theo Tiêu chuẩn ASCE/SEI 7-16. Nghiên cứu tiến hành phân tích một ví dụ số hệ một bậc tự do để xác định chuyển vị ngang lớn nhất của hệ cách chấn bằng hai phương pháp: phương pháp lực tuyến tính tương đương và phương pháp phân tích phi tuyến theo lịch sử thời gian (Nonlinear time-history). Thông qua ví dụ số này, các bước trong phương pháp lực tuyến tính tương đương được làm rõ hơn, độ chính xác của nó cũng được được đánh giá và một đề xuất hiệu chỉnh được đưa ra.

2 Phân tích số ứng xử của công trình đường trên nền đất yếu được xử lý bằng bấc thẩm kết hợp trụ xi măng đất / Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Thị Phương Linh, Trần Việt Phương Đông, Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 103-111 .- 624

Bài báo này trình bày một mô hình biến dạng phẳng sử dụng để mô phỏng số cho công trình đường trên nền đất yếu gia cố đồng thời bằng bấc thấm và trụ xi măng đất, trong đó hệ số thấm của đất nền và các thông số trụ xi măng đất (như độ cứng, bề rộng) được chuyển đổi từ trường hợp thực tế sang mô hình tương đương trong bài toán biến dạng phẳng. Các công thức chuyển đổi trong mô hình phẳng dựa vào các nghiên cứu trước đây đối với nền chỉ gia cố bấc thấm hoặc chỉ gia cố trụ xi măng đất. Tuy nhiên sự kết hợp này tạo ra một phương pháp mới để có thể sử dụng trong bài toán biến dạng phẳng để dự báo ứng xử của nền đường được gia cố bằng cách kết hợp bấc thấm và trụ xi măng đất. Vai trò của bấc thấm trong nền hỗn hợp cũng được khảo sát và phân tích qua ứng xử chuyển vị ngang của nền đất. Kết quả phân tích cho thấy độ lún thu được từ mô hình phẳng phù hợp với kết quả quan trắc hiện trường. Bấc thấm được sử dụng trong phương pháp kết hợp có thể làm giảm đáng kể chuyển vị ngang của nền đất yếu. Qua nghiên cứu này, tác giả kiến nghị sử dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng phương pháp kết hợp trong điều kiện Việt Nam, đặc biệt những công trình đắp cao trên đất yếu có chiều dày lớn như đường dẫn đầu cầu.

3 Nghiên cứu tính toán bền kết cấu khung xương sát – xi liền khối chịu lực ô tô khách 29/34 chỗ Samco Isuzu / Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Văn Sỹ // .- 2021 .- Số 45B .- Tr. 79-89 .- 629.222

Nghiên cứu thực hiện phân tích mô phỏng bền kết cấu khung xương sát – xi liền khối chịu lực monocoque ô tô khách dưới tải trọng tĩnh. Kết quả tính toán mô phỏng thực tế cho thấy quá trình xoắn có giá trị ứng suất, chuyển vị lớn nhất và nằm trong giá trị cho phép. Kết cấu khung xương sát – xi thỏa mãn được độ bền và độ cứng kết cấu.

4 Phát triển phương pháp năng lượng biến dạng để chẩn đoán hư hỏng trong kết cấu tấm / Lê Thanh Cao, Huỳnh Văn Phương, Lê Phước Nhân, Hồ Đức Duy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.42-45 .- 720

Phương pháp năng lượng biến dạng tổng thể xác định được sơ bộ vị trí vùng xuất hiện hư hỏng và phương pháp năng lượng biến dạng cục bộ xác định chiều dài và hình dạng của vết nứt.

5 Bài toán tối ưu kết cấu dàn phẳng sử dụng phân tích trực tiếp có xét đến điều kiện ràng buộc về tần số dao động riêng / Hà Mạnh Hùng // .- 2020 .- Số 6(Tập 62) .- Tr.24-28 .- 690

Trình bày cách thiết lập và giải quyết bài toán tối ưu dàn thép chịu các tổ hợp tải trọng khác nhau có xét đến điều kiện ràng buộc về tần số dao động riêng. Phân tích trực tiếp được sử dụng để xét đến các ứng xử phi tuyến tính, phi đàn hồi của kết cấu. Hàm mục tiêu của bài toán tối ưu là tổng giá thành của công trình được đơn giản hóa như hàm tổng khối lượng. Các điều kiện ràng buộc của bài toán tối ưu gồm các yêu cầu về cường độ, sử dụng và tần số dao động riêng. Thuật toán tiến hóa vi phân được sử dụng để giải bài toán tối ưu đề ra.

6 Phát triển phương pháp năng lượng biến dạng để chẩn đoán hư hỏng trong kết cấu tấm / Lê Thanh Cao, Huỳnh Văn Phương, Lê Phước Nhân, Hồ Đức Duy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.42-45 .- 690

Phương pháp năng lượng biến dạng tổng thể xác định được sơ bộ vị trí vùng xuất hiện hư hỏng và phương pháp năng lượng biến dạng cục bộ xác định chiều dài và hình dạng của vết nứt.

7 Đánh giá độ bền của hệ thống khung gầm của xe nâng cỡ nhỏ / Trần Thanh Tùng, Trần Hưng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 172-175 .- 621.3

Một trong các yêu cầu quan trọng của việc thiết kế là kiểm tra và đánh giá độ bền của sản phẩm được thiết kế ra, với mục tiêu nghiên cứu về hệ thống xe nâng nói chung và xe nâng điện nói riêng. Bài báo nghiên cứu một phần của nội dung trên, đó là đánh giá các điều kiện bền của các chi tiết và bộ phận trong hệ thống khung gầm xe nâng.

8 Ứng dụng kết cấu màng căng trong kiến trúc / Nguyễn Thị Tâm Đan // Xây dựng .- 2017 .- Số 12 .- Tr. 46-48 .- 720

Trình bày về việc ứng dụng kết cấu màng căng trong kiến trúc hiện nay. Phân tích một số công trình tiêu biểu hiện nay đã áp dụng.

9 Nghiên cứu ứng dụng kết cấu mặt đê kết hợp giao thông / Đặng Công Hưởng, Nhữ Việt Hà, Nguyễn Hữu Huế // Cầu đường Việt Nam .- 2017 .- Số 12 .- Tr. 35-38 .- 624

Trình bày nghiên cứu tính toán kết cấu mặt đê có kết hợp giao thông. Tính toán ứng suất bất lợi của tấm bê tông xi măng trong kết cấu mặt đê dưới tác dụng đồng thời của tải trọng nặng và nhiệt.