CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phê bình văn học
31 Nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa - nhìn từ lý thuyết hiện sinh / Cao Thị Hồng // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 8 (558) .- Tr. 57-69 .- 400
Huỳnh Như Phương đã có cái nhìn toàn cảnh về sự tiếp nhận và ảnh hưởng của lý thuyết hiện sinh đối với đời sống xã hội ở niềm Nam (1954-1975).
32 Chủ nghĩa Marx trong khảo cứu và phê bình văn học ở miền Nam Việt Nam / Lê Thị Vân Anh // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 55- 68 .- 800
Nêu lên sự hiện diện của chủ nghĩa Marx ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 với sự kéo dài ảnh hưởng từ trước đó trong một bối cảnh đấu tranh tư tưởng và xã hội gay gắt. Sự ảnh hưởng của nó trong những công trình biên khảo; trong những tiểu luận phê bình; trong mỹ học mác – xít.
33 Phê bình văn học nhìn từ đầu thế kỷ XX / Lê Tú Anh // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 63- 72 .- 800
Bàn tới vấn đề thái độ của nhà phê bình qua trường hợp Vũ Ngọc Phan phê bình sáng tác của Ngọc Giao như một kinh nghiệm của nhà phê bình chân chính, góp phần nhìn nhận những giới hạn trong phê bình văn học hiện nay.
34 Phê bình văn học trong tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn từ của Kim Thánh Thán / ThS. Bùi Thị Thúy Minh // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 75 – 79 .- 800
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích những lời bình điểm trong các tác phẩm phê bình của Kim Thánh Thán, bài viết hướng tới mục đích khảo sát những nét đặc sắc trong cách phê bình nghệ thuật sử dụng ngôn từ của ông ở các cấp độ tự pháp, cú pháp và chương pháp.
35 Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX / ThS. Hồ Khánh Vân // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 81-94 .- 800
Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến Manh Manh nữ sĩ, vạch ra những ranh giới tạo nên sự khác biệt về giới trong hành trình sáng tác văn học với các cặp đôi khái niệm: khách quan – chủ quan, nam hóa – nữ hóa. Đặc trưng diện mạo văn học nữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX: diện mạo chung, đặc trưng về mặt nội dung và tư tưởng, từ đặc trưng mô phỏng đến giá trị phong trào….