CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phê bình văn học

  • Duyệt theo:
21 Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư / Nguyễn Thị Hoài Phương // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 51 – 57 .- 895.92

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để khai thác sự thiên vị của tác giả dành cho người phụ nữ. Và để làm bật được ý đồ của mình, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó, ngôn ngữ hội thoại được xem là một trong những phương thức biểu đạt rõ nét nhất thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng cách xây dựng những hình thức hội thoại, vai giao tiếp và các yếu tố phi ngôn ngữ, nhân vật có khả năng tự bộc lộ mình, thể hiện và soi chiếu chính mình trong các mối quan hệ với những nhân vật khác.

22 Phụ nữ, trẻ em và những hội thoại văn hoá trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini / Thái Phan Vàng Anh // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 73 – 80 .- 895

Nét đặc sắc trong các tác phẩm của Khaled Hosseini giúp thế giới, đặc biệt là người phương Tây biết và hiểu về Afghanistan. Tác phẩm của ông không chỉ là lời trần tình, mà còn là lời kêu gọi thức tỉnh, thức tỉnh từ những đối thoại văn hoá. Trong sự thức tỉnh ấy, các vấn đề về phụ nữ và trẻ em đặc biệt được chú ý.

23 Quyền lực âm hay kí ức tập thể về hình tượng nữ tu tiên (nghiên cứu qua tiểu thuyết chí quái đạo giáo cổ đại Trung Quốc) / Nguyễn Văn Luân // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 81 – 94 .- 895

Hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết Trung Quốc, bắt đầu từ các truyền thuyết dân gian. Kí ức về quyền lực người nữ tu tiên, thực chất chính là kí ức của con người thời cổ đại ở Trung Quốc được lưu truyền thông qua các nhà biên soạn trải dài trong suốt gần một ngàn năm từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VI.

24 Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết của Haruki Murakami / Lê Thị Diễm Hẵng // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 107 – 114 .- 895

Phân tích các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Haruki Murakami. Tiểu thuyết của ông đề cập đến các vấn đề của xã hội đương đại như nỗi cô đơn, sự chán nản, sự bất lực, diễn ngôn lịch sử, và ý niệm về cái chết. Những người phụ nữ trong tác phẩm của Haruki Murakami có vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Điều này cũng chỉ ra sự kiến tạo mỹ học của Cái Khác trong tiến trình sáng tác của Murakami.

25 Chuyện kể trên đường kách mệnh Vừa đi đường, vừa kể chuyện - một tác phẩm tự thuật hiếm và quý / Trần Thị Lam // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 7 - 24 .- 800

Bài viết lược khảo những thay đổi trong ba tập bản thảo của Vừa đi đường, vừa kể chuyện để hiểu rõ hơn tác phẩm đã được viết như thế nào, đồng thời đề xuất một cách đọc mới dựa trên lý thuys tự truyện đối với tác phẩm này.

26 Ý thức về đối tượng tiếp nhận trong văn chính luận Hồ Chí Minh / Phạm Thị Như Thuý // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 25 - 30 .- 895.922

Nghiên cứu sự phân định đối tượng tiếp nhận văn chính luận Hồ Chí Minh. Phân tích ngôn ngữ, giọng điệu văn chính luận trong các hoạt động giao tiếp giữa Hồ Chí Minh với khách thể thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp, dân tộc và đối thủ. Xác định nghệ thuật chọn lựa ngôn từ, cách thức tổ chức diễn ngôn phù hợp với từng đối tượng đều nhằm mục đích cuối cùng là phản ánh hiện thực xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người vào quá trình làm thay đổi bản thân và hoàn cảnh.

27 Từ không tưởng đến giải/phản không tưởng: sự vận động của diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết Làng Thụ Hoạt / Nguyễn Thị Thuý Hạnh // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 59 - 69 .- 895.92244

Bài viết tập trung chỉ ra sự vận động của diễn ngôn tự sự: từ không tưởng (utopia) đến giải/phản không tưởng (dystopia) - được thể hiện qua những yếu tố của hình thức trần thuật, đồng thời đặt tiếu thuyết Làng Thụ Hoạt trong tương quan với những đặc điểm cơ bản của văn học không tưởng để nhận diện nét riêng trong nghệ thuật tự sự của nhà văn.

28 Sơ lược lịch sử lý luận - phê bình văn học phương Tây / Trần Nho Thìn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 98 - 107 .- 400

Lý luận - phê bình văn học phương Tây có lịch sử lâu đời và phong phú. Ba cách phân kỳ lịch sử lý luận - phê bình đó. Đặc điểm chung là việc tìm kiếm chân lý không ngừng giữa các đối cực như chủ thể và khách thể, khoa học và nhân học văn hóa, văn bản và tư tưởng chính trị - văn hóa. Các vấn đề chính trị - xã hội và con người gần đây được lý luận phê bình phương Tây quan tâm nhiều hơn các vấn đề thuần túy văn chương, nghệ thuật.

29 Phương pháp biện chứng của Mác trong phân tích diễn ngôn phê bình / Diệp Quang Ban // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 5 (360) .- Tr. 3 - 17 .- 400

Đề cập ba nội dung chủ yếu: Sơ lược về Phương pháp và Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học; Về Phê bình và Phê bình luận trong Phân tích diễn ngôn phê bình và Phương pháp biện chứng của Mác trong Phân tích diễn ngôn phê bình.

30 Ngôn ngữ đánh giá trong các bài phê bình sách tiếng Anh về Ngôn ngữ học / Nguyễn Bích Hồng, Phạm Hiển // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 16-24 .- 400

Sử dụng những bước cơ bản của phân tích diễn ngôn kết hợp với phương pháp thống kê thực hiện trên 10 bài phê bình sách tiếng Anh về ngôn ngữ học, từ đó đưa ra bức tranh khái quát về ngôn ngữ đánh giá được sử dụng và phân tích sâu hơn về ngôn ngữ với chức năng biểu thị thái độ.