CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ
1 Ứng dụng công nghệ vào kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp khách sạn / Nguyễn Thị Khánh Vân // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 102-106 .- 657
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về trải nghiệm dịch vụ cao cấp, các DN khách sạn (DNKS) ngày nay đang chú trọng đến việc áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát nội bộ (KSNB). Bài báo này sẽ đề cập đến đặc điểm về KSNB trong DNKS và những ứng dụng tiêu biểu của công nghệ trong việc KSNB tại các DNKS.
2 Lượng tử: Công nghệ của tương lai / Đoàn Đại Đình, Tạ Minh Tuấn, Trương Đình Dũng, Nguyễn Hữu Dương // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 61-63 .- 621
Bài viết khái quát về lịch sử phát triển, ứng dụng điển hình, tiềm năng cũng như những thách thức trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này.
3 Triển vọng phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Thị Đăng Thu // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 25-28 .- 330
Hiện nay, kinh tế số là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới.Trong bối cảnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển các thành phố thông minh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số. Bài viết đánh giá kết quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế số ở nước ta phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4 Ứng dụng công nghệ - Chìa khóa tối ưu chuỗi cung ứng bán lẻ: Kinh nghiệm từ Walmart / Phạm Thị Huyền // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 88-92 .- 658
Bài viết nhằm mục đích phân tích xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng bán lẻ hiện nay, đồng thời tìm hiểu một số công nghệ đang được triển khai trong chuỗi cung ứng của Walmart, từ đó định hướng ứng dụng công nghệ cho chuỗi cung ứng bán lẻ Việt Nam.
5 Ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ đến xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên / Đỗ Thị Thu Thuỷ // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 152-154 .- 657
Việc áp dụng công nghệ trong kiểm toán được khuyến khích vì nó làm tăng hiệu quả công việc của kiểm toán viên. Tuy nhiên, công nghệ cũng góp phần làm cho xét đoán của kiểm toán viên đối với bằng chứng kiểm toán bị ảnh hưởng. Bài viết này cung cấp thông tin để người làm trong lĩnh vực kiểm toán có sự chuẩn bị để kết hợp hài hoà giữa việc ứng dụng công nghệ thông tin và xét đoán chuyên môn trong quá trình kiểm toán.
6 Nỗ lực và kết quả công việc của lao động giao hàng công nghệ ở Việt Nam : vai trò của đặc điểm nhiệm vụ và động lực / Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Trần Thị Hoàng Hà Lưu Thị Thuỳ Dương // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 58 - 70 .- 658
Nghiên cứu này là xem xét sự tác động của yếu tố đặc điểm nhiệm vụ đối với động lực, nỗ lực làm việc và kết quả công việc của các lao động giao hàng công nghệ tại Việt Nam. Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 253 lao động giao hàng công nghệ, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng về mối quan hệ tác động trực tiếp giữa các yếu tố đặc điểm nhiệm vụ với động lực bên trong và ảnh hưởng tích cực của động lực làm việc với nỗ lực và kết quả làm việc của lao động giao hàng công nghệ. Đặc biệt, vai trò điều tiết ngược chiều của động lực bên ngoài với động lực bên trong cũng được khẳng định trong nghiên cứu này. Các phát hiện của nghiên cứu cung cấp thêm các quan điểm mới về việc thiết kế các dịch vụ giao hàng công nghệ nhằm thúc đẩy động lực và nỗ lực trong công việc của người lao động.
7 Kế toán, kiểm toán với công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam / Mai Thanh Hằng // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 37-39 .- 657
Bài viết xem xét tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với lĩnh vực kiểm toán, cụ thể ở khía cạnh thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI vào kế toán, kiểm toán. Mục đích của bài viết là cung cấp cái nhìn tổng quan về các công nghệ AI khác nhau đang được sử dụng trong kế toán, kiểm toán, lợi ích và hạn chế của chúng cũng như những thách thức cần giải quyết để ứng dụng thành công. Bài viết cũng đề xuất một số gợi ý và khuyến nghị với các bên liên quan để đảm bảo rằng AI được sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán kiểm toán ở Việt Nam hiện nay.
8 Cạnh tranh Mỹ - Trung về kinh tế trong thập niên thứ ba thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Hạ // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 97-108 .- 330
Trong thập niên thứ ba của thế kỉ XXI, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung bước vào một giai đoạn mới, toàn diện và khốc liệt hơn, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế. Các đường nét biển chuyển của cuộc cạnh tranh này sẽ là nhân tố định hình môi trường địa chính trị - kinh tế khu vực và toàn cầu trong những năm tới và đương nhiên sẽ tác động đến cả Việt Nam. Qua phân tích những diễn biến mới và trọng tâm của cuộc cạnh tranh, đối đầu chiến lược về kinh tế giữa hai nước, bài viết dự báo một số tác động và hàm ý đối với Việt Nam.
9 Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam / Vũ Thanh Hương, Trương Tô Khánh Linh // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 3(300) .- Tr. 47-58 .- 327
Phân tích những khía cạnh chủ chốt trong cuộc chiến và chỉ ra rằng Mỹ đang có ưu thế rõ rệt hơn Trung Quốc. Từ đó, bài viết đưa ra các hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay để đảm bảo giữ vững sự cân bằng trong mối quan hệ với 2 siêu cường, đồng thời tận dụng thời cơ phát triển kinh tế và vượt qua các thách thức đặt ra do ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc.
10 Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Hoàng Ngọc Hải, Hồ Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 30-39 .- 330
Nghiên cứu này đánh giá các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong khai thác 32 công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển vì nó giúp: a) quản lý tài nguyên và sử dụng chất thải; b) phân tích dữ liệu; c) tạo ra một cách tiếp cận mới trong chuỗi cung ứng và quản lý nguyên vật liệu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại: (i) chưa có đã đủ khung khổ pháp lý thống nhất về phát triển kinh tế tuần hoàn và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như gắn kết chúng lại với nhau; (ii) trình độ công nghệ thấp, không đồng bộ, chậm đổi mới; (iii) chất lượng lao động tại Việt Nam, bao gồm lao động ở các ngành có đặc thù kinh tế tuần hoàn còn thấp; (iv) đầu tư ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khoa học - công nghệ cho kinh tế tuần hoàn nói riêng còn thấp, cơ cấu chưa phù hợp.