CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhượng quyền thương mại
1 Quan hệ giữa pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh: Kinh nghiệm của Úc và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 92 – 105 .- 340
Bài viết phân tích quan hệ giữa pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh từ kinh nghiệm của Úc trong mối quan hệ đối sách với Việt Nam. Bài viết giới hạn nghiên cứu về mối quan hệ giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền, dựa trên những thỏa thuận nhượng quyền có tác động gây hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong cùng hệ thống nhượng quyền. Từ những kinh nghiệm của Úc, bài viết khuyến nghị một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam.
2 Các vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại theo qui định của pháp luật Úc / Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Mai Linh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 99-114. .- 346.5970702632
Bài viết mở đầu bằng việc khái quát pháp luật nhượng quyền thương mại của Úc. Tiếp đó bài viết tập trung làm rõ các nội dung cơ bản của pháp luật nhượng quyền thương mại của Úc, bao gồm: khái niệm nhượng quyền thương mại, bản giới thiệu nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, các phương thức giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại.
3 Xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Tình // .- 2022 .- Số 12 .- Tr.57 - 71 .- 346.066
Pháp luật về nhượng quyền thương mại ghi nhận quyền gia nhập thị trường của các thương nhân, cách thức để thương nhân triển khai ý tưởng kinh doanh và quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình triển khai hoạt động nhượng quyền thương mại. Bài viết tập trung phân tích quan điểm xử lí hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia, và khuyến nghị cho Việt Nam.
4 Các điều khoản hợp đồng nhượng quyền thương mại trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh / Ngô Thị Duyên, Nguyễn Thị Hương Thảo // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 43-46 .- 340
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức cơ bản cho việc thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, là căn cứ pháp lý cho hoạt động hợp tác của các bên, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Ở Việt Nam, pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Bài viết phân tích một số vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại trong mối tương quan với pháp luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về nhượng quyền thương mại.
5 Những cơ hội và thách thức đối với nhượng quyền thương mại tại Việt Nam / Trần Kim Thoa // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 80-83 .- 658
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã mở ra nhiều cơ hội, cách thức kinh doanh. Thay vì cần phải dành một thời gian dài nghiên cứu phát triển một thương hiệu, một sản phẩm mới như tiến trình kinh doanh thông thường, nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng ngay từ những thương hiệu đã xây dựng sẵn từ trước của người khác. Nhượng quyền thương mại không còn là một khái niệm kinh doanh mới tại Việt Nam. Các thương hiệu lớn trên thế giới hiện đã và đang xuất hiện với số lượng đáng kể và chính Việt Nam cũng đã phát triển một vài thương hiệu nhượng quyền của riêng mình. Chính phủ Việt Nam đã ban hành hành lang pháp luật về nhượng quyền thương mại, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Bài viết này cung cấp một số nội dung cơ bản về nhượng quyền thương mại và thực trạng nhượng quyền tại Việt Nam.
6 Li-xăng nhãn hiệu và rủi ro nhượng quyền thương mại “ngoài ý muốn” / Nguyễn Huy Hoàng, Trần Văn Tiến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 10(751) .- Tr. 13-15 .- 650
Phân tích sự chồng lấn giữa li-xăng nhãn hiệu và NQTM cũng như những hậu quả có thể xảy ra cho các bên do NQTM “ngoài ý muốn”. Li-xăng nhãn hiệu (hay chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu) và nhượng quyền thương mại (NQTM) là hai hoạt động có mối liên hệ khá gần gũi và có nhiều điểm tương đồng. Việc phân biệt giữa li-xăng nhãn hiệu và NQTM không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên trên thực tế tại Việt Nam cũng như thế giới, một số doanh nghiệp khi tiến hành li-xăng nhãn hiệu đã gặp phải tình huống NQTM “ngoài ý muốn” khi vô tình các điều khoản hoặc thực tế thực hiện hợp đồng li-xăng nhãn hiệu giữa các bên lại chưa đựng các yếu tố NQTM. Điều này có thể dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho các bên nếu chưa đăng ký NQTM và/hoặc chưa đáp ứng các quy định của pháp luật NQTM.
7 Nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hồng Dương // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.34-39 .- 340
Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài, trên cơ sở đó đưa ra một số vấn đề cần được quan tâm hoàn thiện trong thời gian tới. Hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế đang bùng nổ trên toàn thế giới. Là một quốc gia có dân số khá trẻ và mong muốn thử nghiệm các “thương hiệu” mới, Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn đầy tiềm năng đối với các nhà nhượng quyền. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo môi trường thu hút đầu tư là vấn đề tiên quyết và cần thực hiện sớm.
8 Đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam / Trương Thị Thùy Ninh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 741 .- Tr. 34 - 36 .- 658
Trong những năm qua, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại đã trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam, cũng như để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường trong nước. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức, cần có các giải pháp tháo gỡ.
9 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại tại Thái Nguyên / Đỗ Hoàng Yên, Phạm Văn Hạnh // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 69-73 .- 658
Nghiên cứu sử dụng mô hình 8 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại của Barbara Beshel (2000) nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới quan điểm của bên nhận quyền kinh doanh. Trên cơ sở phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng: Chi phí (cost), năng lực bên nhận quyền (ability), nhu cầu (demand), cạnh tranh (competition), thương hiệu (brand name), hỗ trợ (support), kinh nghiệm của bên nhượng quyền (franchisor’s experience), kế hoạch mở rộng kinh doanh (expension’s plan) đến hoạt động nhượng quyền thương mại, nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố chi phí, kinh nghiệm bên nhượng quyền và hỗ trợ là các nhân tố có mức độ tác động lớn nhất đến thành công của hoạt động nhượng quyền thương mại.
10 Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam / ThS. Vũ Thị Yến Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 683 tháng 06 .- Tr. 12-14 .- 658.8
Nêu ra thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, những hạn chế trong nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại.