CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đông Nam Á
41 Hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu, thiệt hại do bão, và vấn đề du lịch bền vững ở Đông Nam Á / Vũ Băng Tâm & Iric Iksoon Im // Phát triển Kinh tế .- 2016 .- Số 27(1) tháng 01 .- Tr. 102-120. .- 910
Bài viết nghiên cứu hiệu ứng phản hồi giữa thiệt hại do bão gây ra và du lịch thiếu bền vững ở Đông Nam Á. Số liệu thống kê dựa theo Báo cáo về bão biển hàng năm do Trung tâm dữ liệu khí hậu Mỹ cung cấp giai đoạn 1995–2013. Tác giả thiết lập chỉ số thiệt hại do bão bằng cách kết hợp tốc độ gió tối đa khi cơn bão đi qua một vùng và đặc tính của mỗi vùng chịu ảnh hưởng của bão ở Đông Nam Á; đồng thời, định lượng khả năng quan hệ hai chiều giữa các cơn bão và tỉ lệ khách đến trên dân số. Tiếp đến, so sánh và phân tích các kết quả khác nhau giữa các nước chịu ảnh hưởng của bão so với kết quả chung cho cả vùng. Dựa trên kết quả này, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách cho phát triển du lịch bền vững đồng thời có những cách ứng phó nhằm làm giảm mức thiệt hại do bão gây ra.
42 “Hôn nhân chính trị” ở Đông Nam Á thời phong kiến – nhìn từ góc độ bang giao quốc tế / ThS. Nguyễn Thị Ty // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 3 (168)/2014 .- Tr. 46-54. .- 327
Đề cập, đi sâu vào 5 cuộc hôn nhân chính trị diễn ra trong lịch sử Đông Nam Á thời phong kiến mà những tác động, ảnh hưởng của nó là hết sức lớn lao: cuộc hôn nhân giữa quốc vương Airơ langa (Giava) và công chúa Xamgramarojaya (Sumatra), cuộc hôn nhân giữa vua Chiêm Thành Jaya Sinhavarman IV (Chế Mân) và công chúa Huyền Trân (Đại Việt), cuộc hôn nhân giữa vua Paramesvara – vị vua đầu tiên và cũng là người khám phá, sáng lập ra Malacca với công chúa vùng Pasai (Sumatra), cuộc hôn nhân giữa vua Xêt Tha Thi Lat (Lan Xang) và công chúa của vương quốc Ayuthaya, cuộc hôn nhân giữa vua Chey Chettha II (Campuchia) và công chúa Ngọc Vạn (con chúa Nguyễn).
43 Myanmar trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương / PGS. TS. Hoàng Thị Minh Hoa, ThS. Nguyễn Tuấn Bình // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 2 (167)/2014 .- Tr. 35-41. .- 327
Vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế chiến lược của Myanmar, những chuyển biến mới trong nội tình của Myanmar. Tầm quan trọng của Myanmar trong chính sách “quay trở lại” châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Một vài nhận xét.
44 Quan điểm và chính sách của chính phủ Hàn Quốc về vấn đề liên kết Đông Á / ThS. Lê Thị Thu Giang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 2 (156)/2014 .- Tr. 9-20. .- 327
Kể từ sau chiến tranh lạnh, cùng với toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng là hướng vận động chung của thế giới và trở thành một xu thế khách quan. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ý tưởng về liên kết khu vực Đông Á đã được đưa ra từ sớm và cho đến nay nó đã có những chuyển biến nhất định. Đối với Hàn Quốc nói riêng và các nước trong khu vực nói chung, liên kết Đông Á vẫn còn đang là một tiến trình có nhiều thách thức. Thông qua việc phân tích những thay đổi trong chính sách của Hàn Quốc đối với liên kết khu vực, bài viết tập trung làm sáng tỏ quan điểm cũng như vai trò, vị trí hiện tại của Hàn Quốc trong tiến trình liên kết khu vực Đông Á.