CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đông Nam Á
31 25 năm quan hệ đối tác đối thoại Nga – Asean – một hành trình hội nhập của Nga ở khu vực Đông Nam Á / Võ Thụy Trang, Nguyễn Thanh Thương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 8(257) .- Tr. 14-25 .- 327
Trình bày mối quan hệ 25 năm về đối tác đối thoại Nga – Asean. Nêu lên một số hạn chế của quan hệ, từ đó nhận định những định hướng cho sự phát triển mối quan hệ này trong tương lai.
32 Quan điểm và thích ứng của Đông Nam Á trước sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực / Trương Quang Hoàn // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 30-47 .- 327
Tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản sau: Khái quát gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á; Quan điểm của Đông Nam Á trước sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc tại khu vực; Thích ứng của Đồng Nam Á trước sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực.
33 Ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á / Phạm Việt Hùng, Dương Thị Ánh Tiên // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- 46 .- Tr. 86-97 .- 332.12
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả rủi ro của các ngân hàng Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập. Dữ liệu nghiên cứu gồm 118 ngân hàng thương mại Đông Nam từ nguồn Bankscope, giai đoạn 2002-2017.
34 Xung đột tài nguyên ở Đông Nam Á : chủ nghĩa đa phương thức nhỏ đối mặt với cường quyền / Phạm Thái Quốc, Đoàn Thị Kim Tuyến, Đặng Hoàng Hà, Phạm Trần Hoàng Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 12(232) .- Tr. 65-79 .- 327
Phân tích và làm rõ Chủ nghĩa đa phương thức nước nhỏ đối mặt với cường quyền qua hai ví dụ về xung đột tài nguyên ở Đông Nam Á. Đó là xung đột tài nguyên nước ở khu vực sông Lan Thương – Mê Công và xung đột tài nguyên hải sản ở khu vực Biển Đông.
35 Pháp luật của một số quốc gia Đông Nam Á về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Ngân // Nghiên cứu khoa học kiểm toán .- 2019 .- Số 7(383) .- Tr. 53 – 64 .- 340
Quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia ghi nhận. Các quốc gia Đông Nam Á đã và đang sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ quyền này, không chỉ bằng hoàn thiện các quy định của pháp luật mà còn hình thành và củng cố các cơ chế đảm bảo quyền. Kinh nghiệm của các quốc gia này trong việc đảm bảo quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
36 Chính sách hướng nam mới của Đài Loan và kiến nghị ứng xử của Việt Nam / Phùng Thị Huệ // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 5 (213) .- Tr. 67 – 78 .- 327
Trình bày nội dung sau: Nội dung chủ yếu của Chính sách hướng Nam mới; Tác động của Chính sách hướng Nam mới đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam và Một số kiến nghị chính sách với Việt Nam.
37 Kinh nghiệm thu hút FDI trong ngành nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á / Phạm Thu Hương, Vĩnh Bảo // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 1 (161) .- Tr. 34 – 40 .- 327
Các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia trong thời gian qua đã thực hiện nhiều chính sách mở cửa, thu hút FDI trong ngành nông nghiệp. Một số chính sách của các nước này có thể tham khảo, bao gồm chính sách tự do hóa FDI trong nông nghiệp, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trọng tâm, những ưu đãi thuế và tài chính trong thu hút FDI vào ngành nông nghiệp.
38 Đo lường quy mô kinh tế ngần ở các quốc gia Đông Nam Á / Trịnh Hữu Chung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 51-54 .- 330
Nghiên cứu sử dụng hàm cầu tiền và kết hợp các kỹ thuật ước lượng đối với dữ liệu bảng tính để đo lường quy mô kinh tế ngầm đến từ áp lực thuế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1996-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô kinh tế ngầm cao hơn tại các quốc gia có tỷ lệ thuế cao. Thực tế cho thấy, quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á đều tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
39 Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng phương thức trực tuyến ở Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á / Phan Thị Thanh Thủy // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 3 (347) .- Tr. 55-64 .- 340
Đưa ra những khuyến nghị đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giải quyết các tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân ở Liên minh châu Âu (EU).
40 “Con đường tơ lụa trên biển” trong lịch sử và sự hội nhập của Đông Nam Á / TS. Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 10 (199)/2016 .- Tr. 3-15 .- 327
Cung cấp cơ sở lịch sử đối với việc hình thành con đường tơ lụa trên biển thời cổ đại. Với tư cách là những tuyến thương mại trên biển, con đường tơ lụa trên biển là bộ phận cực kỳ quan trọng của mạng lưới thương mại toàn cầu trong lịch sử….ngoài ra, bài viết cũng tập trung vào quá trình hội nhập của Đông Nam Á đối với thị trường thế giới khi hương liệu trở thành những hàng hóa chủ yếu của con đường tơ lụa trên biển.