CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giao tiếp--Nghệ thuật

  • Duyệt theo:
1 Giao tiếp thuyết phục trong các quảng cáo tiếng Việt / Đoàn Cảnh Tuấn // .- 2024 .- Số 1 (399) .- Tr. 69-80 .- 400

Trên cơ sở xác định mô hình giao tiếp thuyết phục – mô hình truyền thông, tiếp thị hiệu quả, dồng thời tiến hành phân tích các nhân tố thuyết phục trong các diễn ngôn quảng cáo dựa trên sự kế thừa những quan điểm nền tảng của Aristotle về giao tiếp thuyết phục.

2 Ảnh hưởng của hoạt động thuyết trình đối với việc dạy và học môn giao tiếp văn hóa cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên / Nguyễn Dương Hà, Phí Thị Mùi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 101-103 .- 371.018

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu tác động thực tiễn của việc thuyết trình trên lớp đối với việc dạy và học môn giao tiếp văn hóa cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Thông qua các câu hỏi phỏng vấn cho giáo viên và bảng điều tra trực tuyến dành cho sinh viên tại Khoa Ngoại ngữ, nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích, hạn chế của hoạt động thuyết trình đối với việc dạy và học môn giao tiếp văn hóa Anh; từ đó đề xuất những gợi ý cho giáo viên và sinh viên cách thức cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động thuyết trình trên lớp trong quá trình bồi đắp năng lực văn hóa cho sinh viên.

3 Bàn về kĩ năng giao tiếp cần thiết của tiếp viên hàng không / Tăng Thị Hoài Phương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 188-192 .- 658

Vì tính chất đặc thù của công việc, một tiếp viên hàng không cần đáp ứng đủ những tiêu chuẩn cần thiết, gồm có: ngoại hình ưa nhìn, đủ tiêu chuẩn về ngoại hình và sức khỏe, kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, kĩ năng phản xạ, xử lý tình huống... Trong đó, kĩ năng giao tiếp của tiếp viên hàng không luôn có vị trí quan trọng và được coi như tiêu chuẩn cần phải đạt được. Sự giao tiếp của tiếp viên hàng không có một vai trò rất quan trọng trong nghề nghiệp của họ. Vì vậy, mỗi người tiếp viên hàng không đòi hỏi phải đáp ứng những kĩ năng giao tiếp cần thiết nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

4 Hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh / Trần Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 86 – 93 .- 400

Thông báo là hành động ngôn ngữ có tính phổ quát trong nhiều ngôn ngữ. Bài viết tìm hiểu sâu nội dung ngữ nghĩa của hành động thông báo để thấy được cách nhìn đời sống đa dạng, nhiều chiều, nhiều phương diện của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá hành động này.

5 Dịch vụ y tế: tác động của các loại kỹ năng giao tiếp của bác sĩ đối với giá trị cảm nhận của bệnh nhân / Lê Nguyễn Hậu, Nguyễn Thị Bích Trâm, Lâm Hiếu Minh // .- 2018 .- Số 29(3) tháng 3 .- Tr. 42-55 .- 650

Thông thường, các nghiên cứu về khách hàng dịch vụ được thực hiện trong bối cảnh khách hàng ở trạng thái tâm lý và thể chất bình thường. Tuy nhiên, trong dịch vụ y tế, hầu hết khách hàng khi đi khám chữa bệnh đều ở trạng thái không tốt. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với bác sĩ và cảm nhận về dịch vụ. Nghiên cứu này nhằm xác định vai trò của cảm nhận của bệnh nhân về hai loại kỹ năng giao tiếp của bác sĩ đến hai dạng giá trị dịch vụ y tế. Với dữ liệu khảo sát từ 262 bệnh nhân, phân tích cho thấy giao tiếp của bác sĩ không đơn thuần là trao đổi thông tin cần thiết cho nghiệp vụ y tế. Nó còn giúp phát triển mối quan hệ xã hội, một điều kiện quan trọng giúp bệnh nhân có trải nghiệm quá trình tốt hơn, dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn. Hơn nữa, mặc dù kết quả sức khỏe tốt hơn mới là điều bệnh nhân mong muốn, quá trình dịch vụ là rất quan trọng vì nó có tác động mạnh đến kết quả dịch vụ. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tư vấn có ảnh hưởng mạnh như nhau đến giá trị quá trình, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kết quả của dịch vụ khám chữa bệnh.

6 Một vài ghi nhận về lịch sự/ bất lịch sự trong nghi thức giao tiếp tiếng Việt / Tạ Thị Thanh Tâm // .- 2016 .- Số 12(254)/2016 .- Tr. 18-22 .- 400

Bài viết đặt Nghi thức giao tiếp trong mối quan hệ với bình diện lịch sự và bất lịch sự, phân tích một số nhân tố chi phối đến sự lựa chọn ngôn từ cũng như hiệu quả do chúng mang lại.

7 Vài suy nghĩ về việc ứng dụng phương pháp giao tiếp vào giờ dạy tiếng Việt / TS. Nguyễn Thiện Nam // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 39-41 .- 400

Thảo luận về hoạt động tổ chức giao tiếp trên lớp học, những điều cần chú ý trong lớp học theo phương pháp giao tiếp ở giai đoạn cơ sở: bù đắp thông tin và giao tiếp thực, vai trò của giáo viên và sinh viên, thời gian nói của sinh viên, lớp nhiều sinh viên và một sinh viên, việc xử lí lỗi, ngôn ngữ được dùng trong lớp học, tiếp thu những ưu điểm của những loại bài tập "cổ điển".