CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính
21 Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam / Huỳnh Quốc Khiêm // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 53-55 .- 332
Dựa trên cơ sở lý luận về dự trữ bắt buộc, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết thu thập và phân tích dữ liệu về thực trạng điều hành công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công cụ này có tác dụng trong việc hạn chế cung tín dụng ngoại tệ và thu hẹp lãi suất cho vay giữa VND và ngoại tệ. Tuy nhiên, công cụ này cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại và phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho công tác điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của Việt Nam trong thời gian tới.
22 Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tuấn Minh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 56-58 .- 658
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng. Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hình thành từ năm 2000, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh khi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực. Do đó, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch và bền vững là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh doanh nghiệp cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong thời gian tới.
23 Hành vi thao túng báo cáo tài chính và những tác động / Nguyễn Hữu Tân // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 63-66 .- 332
Báo cáo tài chính cần phải đảm bảo sự minh bạch, trung thực và khách quan để cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian qua, trên thị trường chứng khoán quốc tế và Việt Nam, việc thao túng báo cáo tài chính đã gia tăng đáng kể, không chỉ về số lượng mà còn về mức độ tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và nhà đầu tư. Trên cơ sở nhận diện các hành vi thao túng báo cáo tài chính phổ biến, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa, phát hiện các hành vi này.
24 Triển vọng áp dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp tại Việt Nam / Lý Hoàng Phú, Hoàng Minh Quyên // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 77-80 .- 332
Công nghệ chuỗi khối cung cấp các giải pháp sáng tạo mang tính đột phá trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối ngày càng trở nên phổ biến và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế số. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu, báo cáo có liên quan trên thế giới và ở Việt Nam, bài viết này cung cấp một góc nhìn sâu hơn về việc áp dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp tại Việt Nam.
25 Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các tập đoàn kinh tế trên thế giới / Nguyễn Thị Kim Thoa // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 130-133 .- 330
Ở Việt Nam, tập đoàn kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của quốc gia, tác động đến nhiều mặt của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do những vấn đề khách quan và chủ quan, kết quả hoạt động của những tập đoàn này còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, một trong những vấn đề mà các tập đoàn gặp phải là chưa có một cơ chế quản lý tài chính hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là cần thiết.
26 Bộ đệm vốn nghịch chu kỳ - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III / Nguyễn Khương, Đào Văn Hà, Nguyễn Thu Hương, Tô Thị Hồng Anh và cộng sự // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 18-27 .- 332
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng. Thông qua bộ đệm này, các ngân hàng có thêm lượng đệm vốn chất lượng trong giai đoạn thuận lợi khi rủi ro hệ thống gia tăng, sau đó được sử dụng trong thời kì suy thoái để giảm thiểu rủi ro mà các ngân hàng khuếch đại sự suy thoái bằng cách thắt chặt cho vay quá mức. Thông qua bài viết này, nhóm nghiên cứu: (i) Khái quát về CCyB theo thông lệ Basel III (2010); (ii) Tổng hợp, phân tích một số vấn đề về triển khai thực hiện CCyB như: Cách tiếp cận khác nhau để thực hiện CCyB; độ lệch tín dụng/GDP và một số chỉ số bổ sung; khung chính sách xuyên quốc gia về CCyB; quan điểm nghiên cứu hướng đến vùng đệm CCyB theo ngành. Trên cơ sở đó rút ra một số hàm ý khuyến nghị về CCyB đối với ngân hàng Việt Nam.
27 Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính / Nguyễn Thị Thanh Bình // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 37-43 .- 332
Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, hoạt động TCVM đã được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công nghệ tài chính (Fintech), lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói chung và TCVM đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển TCVM, thì xu hướng phát triển của Fintech cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển TCVM tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng hoạt động TCVM gắn với Fintech tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động TCVM khi gắn với công nghệ số.
28 Xu thế “phi USD hóa” và những yếu tố tác động / Trần Đức Hiệp // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 10-12 .- 330
Phi đô la hóa được định nghĩa là việc các nước nỗ lực giảm lệ thuộc của họ vào đồng đô la (USD) với cách là đồng tiền giao dịch thương mại, thanh toán và dự trữ quốc tế; và thay thế nó bằng một hoặc vài tiền khác cho các chức năng nói trên. Hiện nay, ngày càng có nhiều nước trên thế giới lựa chọn “phi hóa” trong các hoạt động tài chính và thương mại nhằm tránh nguy cơ một ngày nào đó trở thành nạn của cái gọi là “vũ khí hóa” đồng USD, qua đó thúc đẩy xu hướng đa cực trong hệ thống tiền tệ thế giới.
29 Vận dụng thẻ điểm Thanh Hóa : cân bằng tại Công ty Điện lực thực trạng và đề xuất / Trần Xuân Giao, Lê Quỳnh Anh // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- .- 658
Việc lựa chọn chiến lược phát triển đối với các tổ chức luôn là một vấn đề khó, làm thế nào để biến chiến lược thành hành động còn là vấn đề khó hơn. Những thước đo truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của tổ chức, chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bài báo này đề cập đến công cụ “Thẻ điểm cân bằng" (BSC), một hệ thống đo lường hiệu suất của một doanh nghiệp dựa trên bốn khía cạnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ; Đào tạo và phát triển, giúp các doanh nghiệp chuyển tầm nhìn chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về BSC, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng BSC vào quá trình hoạt động của Công ty Điện Lực Thanh Hóa.
30 Mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội, mức độ nắm giữ tiền mặt và khả năng tài chính của các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á / Hồ Thị Hải Ly // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- Tr. 2-12 .- 332.1
Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp hoạt động ở các thị trường Châu Á trong giai đoạn 2002-2018. Sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng có kiểm soát tác động cố định của công ty, ngành và năm, kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội càng cao có xu hướng nắm giữ tiền mặt càng thấp. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng hạn chế tài chính cản trở đáng kể khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp CSR đối mặt với tình trạng hạn chế tài chính có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với các doanh nghiệp CSR không gặp vấn đề về hạn chế tài chính.