CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ--Văn học
1 Khảo sát hành dộng đe dọa trong một số tác phẩm văn học Việt Nam / Trần Thị Hồng Hạnh // .- 2024 .- Số 1 (399) .- Tr. 26-31 .- 400
Khảo sát hành dộng đe dọa trong một số tác phẩm văn học Việt Nam. Qua đó giúp người đọc khám phá đặc trưng văn hóa ngôn từ của người Việt khi dùng hành động đe dọa.
2 Chuyển đổi ngôn ngữ biểu đạt thời gian và không gian từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Trường hợp cảnh phim “AQ chính truyện”) / Vũ Thị Ngọc Dung, Cầm Tứ Tài // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 26-32 .- 400
Khảo sát và phân tích một số cách thức chuyển đổi ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gia của tác phẩm “AQ chính truyện” và rút ra một số nhận định liên quan nhằm mang lại cho độc giả và khan giả cảm nhận thấu đáo hơn về hiệu quả giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật trong chuyển đổi kí hiệu ngôn ngữ.
3 Hành động ngôn từ hứa qua lời thoại của nhân vật trong tác phẩm “tiếng chim hót trong bụi mận gai” / Nguyễn Thị Thúy // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 101-107 .- 400
Khảo sát hành dộng ngôn từ hứa trực tiếp và gián tiếp qua lời thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” qua bản dịch của Phạm Mạnh Hùng với mong muốn chỉ ra những nét đặc trưng của việc sử dụng hành động hứa của các nhân vật trong tác phẩm và qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ của nhà văn Colleen McCullough. Đồng thời cũng là phong cách ngôn ngữ của dịch giả Phạm Mạnh Hùng.
4 Tiếp cận mệnh lệnh thức với Let dưới góc độ lí thuyết lược đồ - điển mẫu qua ngữ liệu trong một số tác phẩm văn học Anh – Mỹ / Phạm Ngọc Tuấn // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 37-51 .- 400
Tập trung phân tích, miêu tả các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng thường ngôn của mệnh lệnh thức tiếng Anh trong giao tiếp, cụ thể là kết cấu mệnh lệnh với Let nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng ngữ nghĩa ngữ dụng của các phát ngôn mệnh lệnh với Let trong cảnh huống ngôn từ giao tiếp qua lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh trong tiếng Anh.
5 Con nguời cá nhân qua tham thoại chứa hành động nhận xét trong lời thoại nhân vật của Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng / Đặng Thị Thu // .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 11-17 .- 400
Phân tích và chỉ ra ngữ nghĩa con người cá nhân qua tham thoại chứa hành động nhận xét trong lời thoại nhân vật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
6 Đọc hiểu ngôn ngữ, hình ảnh trong ca dao Việt Nam / Ngô Thị Thanh Quý // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 18-22 .- 400
Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu ngôn ngữ, hình ảnh ca dao Việt Nam. Trên cơ sở định hướng cách thức đọc hiểu tác phẩm trữ tình dân gian tập trung vào các yếu tố như đọc hình thức bên ngoài : thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu để đọc được cảm xúc bên trong của tác phẩm.
7 Sử dụng hoạt động chép chính tả một phần để cải thiện kĩ năng nghe tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất / Nguyễn Minh Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 1(293) .- Tr. 38-44 .- 400
Nghiên cứu và chỉ ra một số cách thức sử dụng hoạt động chép chính tả một phần cải thiện kĩ năng nghe cho sinh viên năm thứ nhất tại Khoa Sư phạm tiếng Anh.
8 Một số điểm đặc biệt trong kết hợp giữa nguyên âm và âm cuối của tiếng Việt Tây Nam Bộ / Nguyễn Hoa Phương // .- 2019 .- Số 01 (281) .- Tr. 16 - 22 .- 400
Khảo sát, miêu tả nguyên âm đôi trong sự thể hiện của cư dân vùng Tây Nam Bộ và so sánh đối chiếu với tiếng Việt chuẩn. Đồng thời khảo sát, miêu tả sự biến đổi của một số nguyên âm trong âm tiết mở, trong các âm tiết có phụ âm cuối môi, bán âm cuối [-w, [-j] trong sự thể hiện của cư dân vùng Tây Nam Bộ. Việc khảo sát, miêu tả nguyên âm đôi, sự biến đổi của các nguyên âm trong vần mở, vần có âm cuối [-m, -p, -w, -j] sẽ góp phần miêu tả rõ hơn hệ thống ngữ âm vùng Tây Nam Bộ nói riêng, phương ngữ Nam Bộ nói chung.
9 Phong cách ngôn ngữ xã luận báo chí tiếng việt hiện đại xét từ phương diện từ vựng / Vũ Thị Sao Chi // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 11 (354) .- Tr. 12 - 29 .- 400
Khảo sát hệ thống mã ngôn ngữ của văn bản xã luận báo chí tiếng Việt hiện đại từ phương diện từ vựng, một trong những nhân tố chính yếu tạo nên đặc trưng phong cách của ngôn ngữ thể loại xã luận.
10 Những vấn đề cơ bản của phong cách học khối liệu / Nguyễn Thế Truyền // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 9 (352) .- Tr. 21 - 42 .- 400
Trình bày các điều như sau: 1. Phong cách học khối liệu là gì?; 2. Cách tiếp cận, phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu; 3. Một số phần mềm công cụ; 4. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu; 5. Quan hệ với các phân ngành liên quan; 6. Thế mạnh và giới hạn; 7 Kết luận.