CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nợ công

  • Duyệt theo:
1 Quản lý nợ công bền vững nhằm xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế / Lê Quang Thuận, Lê Văn Cương, Nguyễn Thị PhươngThúy // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 3 - 12 .- 657

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý nợ công bền vững với xây dựng nền 3 kinh tế độc lập, phân tích thực trạng quản lý nợ công với mục hiệu xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ và những vấn đề đặt ra. Theo đó phạm vi nợ công của Việt Nam vẫn còn có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế; nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thu ngân sách đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn trong khi áp lực chi ngân sách gia tăng; đặc điểm danh mục nợ chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro bởi vì kỳ hạn trả nợ gốc rút ngắn còn một nửa so với điều kiện vay ban đầu; việc huy động vốn của Chính phủ gặp một số khó khăn nhất định tại một số thời điểm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay; thiểu bộ phận chuyên trách về nợ tại địa phương.Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về quản lý nợ công bền vững nhằm xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu, rộng.

2 Tăng cường quản lý nợ công góp phần cải thiện tín nhiệm quốc gia của Việt Nam / Trương Hùng Long // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 48-51 .- 332

Nợ do Nhà nước vay gọi là nợ công, trong khi hệ số tín nhiệm quốc gia phản ánh khả năng và mức độ sẵn sàng trong tương lai của một quốc gia trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Vì vậy, việc đảm bảo quản lý nợ công một cách an toàn, bền vững luôn đi đôi với việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đây là nhiệm vụ quan trọng luôn được Chính phủ quan tâm, triển khai quyết liệt nhằm nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay thương mại nước ngoài cho Chính phủ và doanh nghiệp.

3 Tình hình quản lý nợ công Việt Nam những năm gần đây / Lương Đức Cương // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 36-38 .- 332.1

Bài viết nêu khái quát một số vấn đề về nợ công, an toàn nợ công và những công cụ liên quan đến chiến lược nợ công, đồng thời cung cấp số liệu cụ thể về thực trạng vay và trả nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2018- 2022. Qua tổng hợp số liệu về các chỉ tiêu an toàn nợ công, các đối tác cho Việt Nam vay nợ, cơ cấu nợ hiện tại của chúng ta cũng như mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường quốc tế; và một số vấn đề tồn tại mà Việt Nam đang gặp phải từ đó tác giả đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó theo góc nhìn của tác giả.

4 Yếu tố tác động đến khả năng khủng hoảng nợ công : tiếp cận bằng hệ thống cảnh báo sớm / Nguyễn Thị Thý Liễu, Phan Thị Bích Nguyệt // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 21 - 25 .- 332

Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá khả năng dự báo khủng hoảng của hệ thống Cảnh báo sớm (Early Warning System - EWS). Phân tích các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu đã xây dựng mô hình cảnh báo sớm truyền thống kết hợp trên dữ liệu bảng gồm hơn 260 quốc gia và các khu vực trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2000-2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình hệ thống cảnh báo sớm hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là trong việc dự đoán những trường hợp không có khả năng khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, mô hình cũng hoạt động tương đối tốt trong việc dự đoán những trường hợp có khả năng khủng hoảng.

5 Phát triển kinh tế bền vững: nhìn từ góc độ nợ công của Việt Nam / Vũ Thanh Nguyên, Phạm Quang Thao // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 9-13 .- 330

Phát triển kinh tế bền vững là mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường - xã hội. Để theo đuổi mô hình này, Chính phủ các quốc gia cần các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính để hỗ trợ, khuyến khích và tạo bàn đạp cho nền kinh tế chuyển sang sản xuất xanh, thân thiện môi trường. Trong điều kiện các nguồn lực trong nước hạn hẹp, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động nguồn lực bên ngoài thông qua các khoản nợ công để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững là rất cần thiết. Tuy nhiên, tổng mức nợ công bao nhiêu thì đảm bảo ngưỡng an toàn là nội dung bài viết tập trung phân tích.

6 Nợ công và tăng trưởng kinh tế : vai trò của thể chế / Hồ Thủy Tiên // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 2-11 .- 330

Nghiên cứu phân tích tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế và vai trò của chất lượng thể chế. Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2002 – 2020 của các quốc gia ASEAN-5, với ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) và kiểm định tính vững với ước lượng GMM hệ thống (SGMM), kết quả chỉ ra rằng, trong khi nợ công gia tăng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tác động này sẽ giảm khi chất lượng thể chế tăng. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng có một mức độ chất lượng thể chế mà trên đó độ co giãn của tăng trưởng kinh tế đối với nợ công trở nên ít tiêu cực hơn. Một số hàm ý chính sách quan trọng được đưa ra gồm chính phủ cần kiểm soát tốt tham nhũng và cải thiện chất lượng hoạch định chính sách sẽ loại bỏ một số đặc điểm kém hiệu quả của các chính phủ ở cấp địa phương và quốc gia và tạo điều kiện cho tác động tích cực của nợ đối với tăng trưởng.

7 Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh té : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Trần Thị Diện, Lê Thị Thúy Hằng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 15-20 .- 330

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra tác động cân bằng ngắn hạn và dài hạn chung giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Tác động nợ công ghi nhạn những hiệu ứng tích cực và những hiệu ứng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nợ công có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng khi nợ công gia tăng vượt một ngưỡng xác định thì sẽ trở thành gánh nặng, có những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế.

8 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Cai // .- 2022 .- Số 9(594) .- Tr. 24-29,48 .- 332.12

Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công có quan hệ nghịch biến với nợ công, điều đó hàm ý, sự gia tăng nợ công trong thời gian qua không chỉ do đầu tư công mà còn do những nguyên nhân khác.

9 Xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa vào nợ công / Nguyễn Thiện Đức // .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 49-58 .- 332.1

Trình bày việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa vào cân bằng ngân sách; xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa vào sử dụng nợ công, vay nợ mới trả nợ gốc cũ;về tính an toàn nợ công của Mỹ.

10 Khủng hoảng nợ công trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay / Lương Quang Hiển, Hoàng Thị Thùy Dung // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 89 - 96 .- 658

Nợ công là công cụ tài khóa góp phần điều chỉnh các cân đối lớn giữa tiêu dùng (C) - tích lũy (S) - đầu tư (I), điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng. Việc vay nự của khu vực công trở thành phổ biến không chỉ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà ở cả những quốc gia phát triển như Mỹ, Đức; không chỉ ở các quốc gia với tiềm lực tài chính mỏng mà còn ở các quốc gia có dự trữ tài chính hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc. Từ thực tế tình trạng nợ công trên thế giới, bài viết khuyến cáo chính sách, rút ra một số bài học cho Việt Nam hiện nay.