CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nợ công
21 Một số vấn đề vè quản lý an toàn và hiệu quả nước ngoài / Nguyễn Thanh Cai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 30-35 .- 332.12
Đánh giá những thành quả đạt được, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ nước ngoài giai đoạn 2010-2018, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo an toàn bền vững nợ nước ngoài của VN trong thời gian tới.
22 Nợ công Việt Nam: Dự báo những rủi ro và biện pháp phòng ngừa / Đoàn Phương Ngân // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 238-241 .- 658
Kinh tế thế giới hiện đang trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các khoản thu ngân sách hàng năm của Chính phủ luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn trong GDP so với chi tiêu. Mặc dù chỉ số nợ công trên vẫn được xem là trong ngưỡng an toàn, nhưng nếu không có một chương trình và kế hoạch quản lý nợ công hiệu quả, đặc biệt là nợ nước ngoài thì nguy cơ mất kiểm soát nợ công Việt Nam trong tương lai là điều có thể xảy ra. Bài viết này sẽ phân tích về nợ công ở Việt Nam hiện nay, trong đó đề cập đến những dự báo rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.
23 Thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 / Trần Văn Nghĩa // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 81-85 .- 658
Tại Việt Nam, nợ công đang là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất trên các diễn đàn kinh tế trong thời gian gần đây. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, vay nợ có thể xem là một công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất trong giai đoạn nền kinh tế còn có mức tích lũy thấp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trong vào việc phân tích khái niệm, vai trò của nợ công và khái quát hóa lý thuyết về hoạt động quản lý nợ công. Bên cạnh đó, bài báo cũng phân tích thực, trạng nợ công trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 dựa trên các số liệu huy động được từ những nguồn đáng tin cậy như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế..., từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao ở Việt Nam.
24 Đánh giá tác động của nợ công đến lạm phát ở Việt Nam / Đỗ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Trung Kiên // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Tr. 11-20 .- 336.007 6
Bài viết tìm hiểu tác động của nợ công đến lạm phát của Việt Nam bằng phương pháp sử dụng mô hình kiểm định tính đồng liên kết và mô hình ARDL là sự kết hợp giữa mô hình tự hồi quy vecto (VAR) và mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS) với dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2001 - 2017. Kết quả phân tích cho thấy (1) mức tăng nợ công trễ 1 năm có tác động tới mức tăng của lạm phát. (2) lạm phát có mối tương quan ngược chiều với nợ công và cụ thể làm bào mòn giá trị thực của nợ công trong giai đoạn nghiên cứu.(3) Việt Nam nên thận trọng với các khoản nợ, việc vay nợ cần phải có mục tiêu và chiến lược rõ rang, phải tính đến khả năng thu hồi vốn để chi trả nợ
25 Thông điệp từ khủng hoảng nợ công của EU / Nguyễn Trần Minh Trí // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 80-83 .- 332.1
Phân tích bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công của các nước thành viên Lien minh châu Âu (EU), đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp ứng phó khủng hoảng nợ công mà EU ddaax để ra trong thời gian qua, từ đó gợi mở triển vọng và thông điệp trong xử lý nợ công của EU.
26 Một số vấn đề về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài / Nguyễn Trọng Nghĩa // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 690 tháng 10 .- Tr. 33-36 .- 332.632 042
Đề cập đến ngưỡng an toàn nợ nước ngoài và thực tiễn trên thế giới; liên hệ thực tiễn về ngưỡng an toán nợ ở Việt Nam.
27 Tái cơ cấu ngân sách nhà nước ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra / ThS. Đào Mai Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 55-58 .- 332.1
Đinh hướng tái cơ cấu ngân sách nhà nước; thực trạng tái cơ cấu thu - chi ngân sách nhà nước; một số thách thức đặt ra đối với thu, chi ngân sách nhà nước; cơ cấu thu - chi ngân sách nhà nước bền vững trong thời gian tới.
28 Quản lý nợ công của một số nền kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Bích Thủy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 667 tháng 10 .- Tr. 28-30 .- 332.401
Một số cơ sở lý luận về nợ công; Kinh nghiệm quản lý nợ công của một số nước trên thế giới; Hàm ý chính sách cho Việt Nam.
29 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm đảm bảo an toàn nợ công của Việt Nam / Nguyễn Mạnh Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 10 - 14 .- 332.4
Ttập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nợ công tại Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công tác quản lý nợ công tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được kết quả khá tích cực góp phần đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia nhưng cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến an toàn nợ công như: Nợ công đã gần chạm ngưỡng cho phép (65%/GDP); khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách hạn chế dẫn đến phải vay đảo nợ; nghĩa vụ trả nợ công tăng cao vượt ngưỡng cho phép và ngày càng trở nên khó khăn, rủi ro trả nợ rất lớn... Kết quả nghiêu cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đảm bảo an toàn nợ công trong thời gian tới.
30 Nợ của doanh nghiệp nhà nước: mối đe dọa nợ công Việt Nam / Phạm Thế Anh, Phạm Ngọc Quỳnh // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 2(453) tháng 2 .- Tr. 29-35. .- 332.1
Bài viết đánh giá quy mô/ cơ cấu, tính thanh khoản và ảnh hưởng của các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước đến nợ công Việt Nam: đề xuất một số gợi ý chính ách nhằm giảm thiểu các mối đe dọa từ nợ doanh nghiệp nhà nước đến an toàn nợ công của Việt Nam.