CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Học tiếng Anh
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên trường đại học kinh tế Nghệ An / Nguy Vân Thùy // .- 2023 .- Vol 6 (N3) .- Tr. 418 - 429 .- 400
Điện thoại thông minh (ĐTTM) được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, theo các mức độ và khoảng thời gian khác nhau. Việc sử dụng này có những tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc sống về mọi mặt. Đối với sinh viên, sử dụng ĐTTM, ngoài việc trải nghiệm những thứ mới mẻ, học tập những kỹ năng cần thiết thì ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi theo thang đo likert 5 cấp độ, tác giả đã thu thập thông tin mô tả về thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An Qua đó, tác giả đánh giá và xác định được mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM, đồng thời đề xuất hướng sử dụng ĐTTM một cách có hiệu quả, phát huy mặt tích cực của ĐTTM nhằm nâng cao kết quả học tập nói chung và học tiếng Anh nói riêng cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
2 Các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Mộng Thu // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 66-68 .- 428
Nghiên cứu này nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và phân tích các các yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên của các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ ra 06 yếu tố tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên của các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh gồm: Sự tự khẳng định bản thân, Hoàn thành môn học, Cơ hội nghề nghiệp tương lai, Mong muốn của Gia đình, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tác động đến động cơ học tiếng Anh của sinh viên của các trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy và phát triển nguồn nhân lực tương lai.
3 Tích hợp giảng dạy tiếng Anh trong các lớp giáo dục thể chất cho học sinh 7 tuổi ở Việt Nam / Phạm Văn Hận // .- 2023 .- Vol 6 (N3) .- Tr. 364- 371 .- 400
Nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục Việt Nam. Việc tìm ra các phương pháp giảng dạy mới, giúp học sinh chủ động, tích cực trong học tập được xem là một giải pháp trong giai đoạn hiện nay. Bài báo này trình bày kết quả của việc tích hợp giảng dạy tiếng Anh trong các lớp giáo dục thể chất cho học sinh lớp 2 bằng phương pháp “Brainball”. Thiết kế nghiên cứu gồm một thực nghiệm sư phạm với kỹ thuật nhóm song song (thực nghiệm và đối chứng). Kết quả của nghiên cứu cung cấp những hiểu biết ban đầu đầy hứa hẹn rằng việc sử dụng Brainball trong các giờ học Thể dục có thể là một cách tiếp cận hữu ích để cải thiện khả năng vận động và nâng cao thành tích học tập cho học sinh.
4 Thúc đẩy việc học tiếng Anh trực tuyến nhằm mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nữ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Nhiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- .- 428
Tại Việt Nam, lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm tỷ lệ cao, 49%, nhưng tiềm năng của lực lượng lao động này vẫn chưa được phát huy tối đa do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những nguyên nhân khác. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ trên toàn cầu, lao động nữ phải đối diện với rất nhiều những thách thức hơn so với lao động nam. Một trong những thách thức mà họ phải đối diện hiện nay là trình độ tiếng Anh kém- không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng do đó dẫn đến thất bại trong tìm kiếm các công việc đem lại thu nhập cao hay công việc đem lại cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
5 Cải thiện năng lực tiếng Anh của lao động Việt Nam thông qua các khoá học kết hợp / Vũ Thuỳ Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 84-86 .- 428
Việc sở hữu nguồn cung lao động trẻ và dồi dào, giữa lúc nhiều quốc gia đang phải đau đầu vì vấn đề gia hóa dân số là một trong những lý do các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam. Trong quá trình hội nhập, nhu cầu tuyến lao động trình độ ngày càng tăng. Tuy nhiên, có một thực tế là ở những phân khúc việc làm yêu cầu trình độ cao, lao động Việt Nam được đánh giá tốt về tinh thần sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ nhưng lại gặp nhiều trở ngại về tiếng Anh. Cách mạng công nghệ bùng nó đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục. Người ta bắt đầu đưa các cách thức dạy-học kiểu mới, có ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh và bước đầu thu được hiệu quả, tiêu biểu như các khoá học kết hợp.
6 Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Quy Nhơn để đạt chuẩn đầu ra bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam / Đoàn Trần Thúy Vân, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Xuân Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 10 (277) .- Tr. 76 - 85 .- 400
Phản ánh, phân tích thực trạng học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tại Trường Đại họ Quy Nhơn để đạt chuẩn đầu ra bậc 3/6 dựa trên kết quả điều tra, khảo sát ý kiến, quan điểm của sinh viên về các hoạt động dạy và học nhằm đưa ra những kiến nghị và đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình và chất lượng đầu ra cho sinh viên.
7 Phương pháp học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý cho sinh viên Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh / Lê Hà Huy Phát, Võ Thị Cẩm Giang // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116 ) .- Tr. 74 – 80 .- 340
Phân tích thực trạng cũng như đề xuất liên quan đến phương pháp học hiệu quả, lộ trình bài bản và tài liệu hữu ích cho việc học tiếng Anh phổ thông nói chung và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý nói riếng cho sinh viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
8 Đề xuất các hoạt động học tập tương tác và chiến lược học tiếng Anh hướng tới mục tiêu phát huy năng lực tự chủ của người học tiếng Anh / Ngô Phương Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 1(268) .- Tr. 37- 51 .- 400
Góp phần lấp đầy những thiếu hụt: Thiết lập nền tảng lý thuyết cho hệ tư tưởng sư phạm hướng tới việc thúc đẩy năng lực tự chủ của người học tiếng Anh EFL; Đề xuất khung chiến lược học tập và các hoạt động học tập; Trình bày đánh giá của người học đối với khung các hoạt động và CLHT mà tác giả đề xuất.