CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công trình--Ngầm
1 Đặc điểm ổn định của môi trường đất xung quanh khi thi công cống ngầm ở khu vực đất sét mềm / PGS. TS. Bùi Trường Sơn, ThS. Nguyễn Thành Lâm, ThS. Võ Đình Hùng // Xây dựng .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 85-89 .- 624
Ổn định và biến dạng là môi trường đất xung quanh trong quá trình khoan đào đóng vai trò quan trọng trong thi công hầm đào. Căn cứ phương pháp giải tích và phương pháp số, trạng thái ứng suất – biến dạng của đất đá xung quanh hầm tròn được đánh giá và phân tích.
2 Phân tích ảnh hưởng của việc dâng mực nước ngầm đến sức chịu tải cọc / Lê Bá Vinh, Võ Chí Khang, Liên Phước Huy Phương // .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 20-27 .- 624
Khai thác nước ngầm đô thị đang diễn ra với cường độ cao, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nhiều. Việc thay đổi mực nước ngầm ảnh hưởng đến công trình kết cấu. Việc khai thác nước ngầm nhiều nơi đang bị khai thác bừa bãi cạn kiệt. Với quan điểm hiện nay mực nước ngầm sẽ không thay đổi và sẽ không đánh giá hết được sức chịu tải cọc khi mực nước ngầm thay đổi.Vì vậy ta cần xem xét đến sức chịu tải của cọc khi mực nước ngầm thay đổi.
3 Phương pháp mô hình dự báo chuyển dịch và biến dạng bề mặt do công trình ngầm gây ra / ThS. Phạm Thị Thu Hương, ThS. Trần Thị Thu Trang // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 30-31 .- 363
Đưa ra phương án tính biến dạng và chuyển dịch bề mặt có tính đến bán kính đường hầm, độ sâu đặt đường hầm, tính chất cơ lý của các lớp đất, tính chất của vỏ hầm.
4 Đánh giá ảnh hưởng của lún bề mặt khi thi công tàu điện ngầm bằng máy TBM đến công trình hiện hữu / TS. Nguyễn Văn Quang, TS. Ngô Thị Thanh Hương // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 33-37 .- 624
Trong bài báo này, phần mềm Plaxis 3D được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của lún bề mặt đến các công trình có kết cấu móng khác nhau: móng nông, móng dùng cọc ép với chiều dài 6m, móng dùng cọc khoan nhồi với mũi cọc đặt vào lớp cuội sỏi.
5 Phân chia các kiểu cấu trúc nền công trình phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Huế đến năm 2030 / Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Thị Ngọc Quỳnh, Dương Vĩnh Nhiều // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 79-90 .- 624
Trình bày các mục như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Cơ sở ý thuyết phân chi và đánh giá các kiểu cấu trúc nền và 3. Bàn luận kết quả.
6 Một số đề xuất đánh giá rủi ro địa kỹ thuật trong các dự án công trình ngầm / ThS. Chu Tuấn Vũ // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 28-34 .- 624
Đánh giá rủi ro địa kỹ thuật cho các dự án công trình ngầm và một số chiến lược chung để giảm thiểu những rủi ro này thông qua quy trình quản lý rủi ro cơ bản cho các dự án hầm/ công trình ngầm và sau đó đưa ra một số phương pháp xử lý đánh giá rủi ro địa kỹ thuật.
8 Ứng dụng hàm thực nghiệm và mô hình số dự báo chuyển dịch và biến dạng bề mặt do công trình ngầm gây ra / Nguyễn Xuân Bắc, Phạm Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 22 (300) .- Tr. 11 - 13 .- 621
Đề cập đến hai phương pháp cơ bản trong dự báo chuyển dịch và biến dạng, đó là phương pháp ứng dụng hàm thực nghiệm và mô hình số dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Ngoài ra, bài báo trình bày kết quả thu được khi ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn trong dự báo chuyển dịch và biến dạng gây ra do tác động xây dựng đường hầm tàu điện ngầm tuyến Kim Mã ga Hà Nội.
9 Phương pháp số sử dụng mô hình tương tác đầy đủ phân tích đáp ứng của công trình ngầm dưới tác dụng của vụ nổ / Trịnh Trung Tiến // Xây dựng .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 199-203 .- 624
Trình bày phương pháp số sử dụng mô hình tương tác đầy đủ phân tích đáp ứng của công trình ngầm dưới tác dụng của vụ nổ, đồng thời trình bày kết quả phân tích đáp ứng của một công trình ngầm cụ thể chịu tác dụng của vụ nổ trong lòng đất bằng phần mềm AutoDyn3D do hãng Ansys của Mỹ phát triển.
10 Nghiên cứu đề xuất mô hình dự báo thời điểm có thể xảy ra tai biến địa chất trong thi công xây dựng công trình ngầm / Nguyễn Kế Tường, Nguyễn Quang Phích // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2018 .- Số 3 (Tập 60 .- Tr. 58 - 64 .- 624
Nghiên cứu đề xuất mô hình dự báo thời điểm có thể xảy ra tai biến địa chất trong thi công xây dựng công trình ngầm/ Nguyễn Kế Tường, Nguyễn Quang Phích// Khoa học & Công nghệ Việt Nam (B) .- 2018 .- Số 3 (Tập 60) .- Tr. 58 - 64 Nội dung: Giới thiệu mô hình lý thuyết cho phép dự báo thời điểm có thể xảy ra tai biến địa chất cho bài toán xây dựng công trình ngầm, trên cơ sở coi khối đất đá là môi trường lưu biến với các biểu hiện là đàn hồi – nhớt – dẻo lý tưởng. Từ khóa: Công trình ngầm, mô hình lưu biến, thời điểm có thể xảy ra tai biến, tai biến địa chất, công trình xây dựng, công trình ngầm