CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tham nhũng
31 Chống tham nhũng và kinh nghiệm của Singapore / Văn Minh // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2019 .- Số 9 (338) .- Tr. 62 – 63 .- 330
Trình bày một số bài học kinh nghiệm rút kinh nghiệm rút ra từ việc chống tham nhũng của Singapore.
32 Ảnh hưởng của tham nhũng đến thu hút dòng vốn FDI ở các nước Châu Á / Lê Thị Phương Vy, Lê Văn Hòa, Đặng Văn Cường // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 252 tháng 06 .- Tr. 11-21 .- 332.1
Bài nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến việc thu hút dòng vốn FDI của 31 nước Châu Á từ 2005 – 2014. Bài viết đã sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng như là POLS, FEM, REM. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng phương pháp ước lượng GMM để kiểm tra tính vững của mô hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy tham nhũng gây cản trở tới việc thu hút dòng vốn FDI. Hơn nữa, đối với các nước tiếp nhận vốn FDI nếu có mức độ tham nhũng cao hơn so với các nước đầu tư sẽ dẫn đến dòng vốn FDI giảm xuống, tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chưa cung cấp minh chứng rõ ràng về việc khi tham nhũng ở nước tiếp nhận thấp hơn nước đầu tư thì dòng vốn FDI vào sẽ tăng lên hay không.
33 Hiệu quả điều hành của chính phủ, kiểm soát tham nhũng và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước Asean / Cảnh Chí Hoàng, Bùi Hoàng Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 251 tháng 05 .- Tr. 83-91 .- 658
Các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa hiệu quả điều hành của Chính phủ, tham nhũng và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nhiều kết luận không tương đồng. Một số nghiên cứu tìm thấy tác động, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp hồi quy không gian, sử dụng dữ liệu dạng bảng động trong 12 năm từ 2005-2016 của 11 nước ASEAN để kiểm định tác động của hiệu quả điều hành của Chính phủ, kiểm soát tham nhũng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh là kiểm soát tham nhũng và hiệu quả hoạt động của Chính phủ sẽ giúp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữa các nước ASEAN có tồn tại hiệu ứng lan tỏa chính sách kinh tế. Từ đó bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với điều kiện thực tế cho Việt Nam.
34 So sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng một số nước châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam / Đào Lệ Thu, Đặng Thị Hồng Tuyến // Luật học .- 2017 .- Số 5 (204) .- Tr. 58-70 .- 340
Đặt vấn đề nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của một số nước châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.
35 Tham nhũng dựa trên cấu kết và định hướng mới trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam / // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- Tr. 10-16 .- 330.124
Tham nhũng rất đa dạng và cần được phân loại để phòng chống có hiệu quả. Dựa trên hai tiêu chí là khoảng tự do chính sách và sự cấu kết, bài viết chia tham nhũng thành bốn loại khác nhau. Những biểu hiện và sự vận động của các loại tham nhũng này được mô tả tóm tắt từ các tình huống nghiên cứu ở các dự án phát triển hạ tầng có sự tham gia của nguồn vốn ngoài ngân sách. Kết quả cho thấy tham nhũng dựa trên sự cấu kết khá phổ biến và có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Để phòng, chống tốt hơn tham nhũng dựa trên sự cấu kết, các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích, tăng cường sự tham gia thực chất của người dân, và xây dựng một khu vực doanh nghiệp liêm chính là hết sức cần thiết.
36 Tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): nghiên cứu thực nghiệm ở một số nước Đông Nam Á / Trần Thanh Long, Nguyễn Quyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr. 83-85 .- 332.63
Bài viết này nghiên cứu mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tham nhũng tại năm quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Philippines. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp LSDV từ bộ dữ liệu bảng cân bằng được thu nhập từ năm 1998 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng có ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài FDI nhưng theo chiều hướng khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
37 Kinh nghiệm một số nước về phòng, chống tham nhũng chính sách / TS. Lưu Thúy Hồng // Lý luận chính trị .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 114 – 117 .- 364.1
Trình bày một số kinh nghiệm của một số nước về phòng, chống tham nhũng chính sách: về thể chế và thiết chế; quyết tâm chính trị và cơ chế phối hợp, hợp tác; về khuyến khích phát hiện, tố cáo tham nhũng.
38 Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế: Vai trò của chất lượng thể chế / Đặng Văn Cường // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 33-42 .- 330
Trình bày vai trò của chất lượng thể chế bao gồm thể chế chính trị (nền dân chủ) và thể chế kinh tế (tự do kinh tế) trong mối quan hệ tham nhũng và tăng trưởng bằng cách đưa vào mô hình biến tương tác giữa tham nhũng và chất lượng thể chế. Để đánh giá hệ số hồi quy các biến trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) và phương pháp GMM sai phân dành cho dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy tham nhũng gây cản trở cho tăng trưởng.
39 Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng tại các nền kinh tế chuyển đổi / Đặng Văn Cường // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 222 tháng 12 .- Tr. 53-61 .- 330
Bài viết này khảo sát mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Với mục tiêu này, nghiên cứu đưa vào mô hình biến bình phương của biến thu nhập cùng với việc kiểm soát các biến kinh tế xã hội và khung thể chế các quốc gia. Để đánh giá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử dụng mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng.
40 Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore và những gợi ý cho Việt Nam / PGS. TS. Lại Quốc Khánh, ThS. Lại Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số tháng 8/2015 .- Tr. 21-27 .- 330
Trình bày kinh nghiệm chống tham nhũng ở Singapore và đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.