CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tham nhũng

  • Duyệt theo:
21 Phòng, chống tham nhũng ở Indonesia và những gợi cho Việt Nam / Nguyễn Anh Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 51 – 58 .- 340

Indonesia là quốc gia mà ở đó tình trạng tham nhũng tràn lan kéo dài; công tác phòng chống tham nhũng được triển khai quyết liệt trong suốt 20 năm qua với những bước thăng trầm và mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập gây nhiều tranh luận, cả trên lý thuyết và thực tiễn. Bài viết phân tích công tác phòng, chống tham nhũng ở Indonesia và rút ra một số gợi mở cho công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

22 Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng / Lê Quang Thắng, Trần Việt // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.48 – 51 .- 340

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra được sử dụng phổ biến trong quá trình điều tra các vụ án nói chung, điều tra các vụ án về tham nhũng nói riêng. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt biện pháp này giúp lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nhanh chóng làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng, sáng tỏ bản chất của vụ án. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích một số hạn chế trong quá trình tiến hành hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra tội phạm tham nhũng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Trên cơ sở đó chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.

23 Hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng – kinh tế / Lương Khải Ân // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 8 – 12 .- 340

Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng – kinh tế luôn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan tư pháp – trực tiếp tham gia giải quyết, thực hiện các quyền ưu tiên được pháp luật trao cho để thực thi trách nhiệm này. Đặc biệt trong bối cảnh tội phạm lợi dụng quyền tự do kinh doanh, luân chuyển, che giấu tài sản liên quan tội phạm, thì việc nghiên cứu và có giải pháp thiết thực để bảo đảm thu hồi trên thực tế là mục tiêu hàng đầu hiện nay. Nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề pháp lý phát sinh, cần quy định đầy đủ hơn, để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình trong lĩnh vực kinh doanh – thương mại vốn dĩ quy định này vẫn còn mờ nhạt, nhiều mâu thuẫn.

24 Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Hà Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.59 – 64 .- 340

Thu hồi tài sản tham nhũng đã và đang trở thành nội dung được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thu hồi tài sản tham nhũng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Chính phủ đánh giá “tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại”[1]. Để tăng cường hiệu quả của công tác thu hồi tài sản tham nhũng, bài viết này trình bày phương thức thu hồi tài sản dựa trên quy trình khởi kiện dân sự theo kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

25 Phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 08 (408) .- Tr. 19 – 25 .- 340

Những hành vi tham nhũng liên quan đến những khoản chi phí nhỏ hay còn được gọi là tham nhũng vặt tuy ít được chú ý nhưng lại có thể gây ra những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng trên thực tế vì đây là dạng tham nhũng xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là ở những nền kinh tế quá độ và đang phát triển. Trong phạm vi bào viết này, các tác giả đã trình bày khái quát về tham nhũng vặt, tác động tiêu cực của tham nhũng vặt; phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới; và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

26 Chống tham nhũng: Từ nghiên cứu tình huống thực tế đến chọn lựa các giải pháp / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 56 – 64 .- 340

Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố “trục lợi”, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

27 Công tác phòng, chống tham nhũng của lãnh đạo huyện ủy Mê Linh, thành phố Hà Nội / Lê Thị Dung // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 161-165 .- 658

Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng luôn đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của cuộc chiến “chống giặc nội xâm". Bài viết phân tích công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Lãnh đạo huyện ủy Mê Linh, thành phố Hà Nội.

28 Phân tách bất bình đẳng hạnh phúc bằng hồi quy: Bằng chứng thực nghiệm mới từ 126 quốc gia / Trần Quang Tuyến // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 239 .- Tr. 2-9 .- 658

Sử dụng dữ liệu về hạnh phúc từ 126 nước trong giai đoạn 2009-2016, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tách bất bình đẳng bằng hồi quy để xem xét đóng góp của các nhân tố tới bất bình đẳng hạnh phúc trên thế giới. Kết quả cho thấy mô hình phân tích giải thích được khoảng 70 phần trăm biến động của bất bình đẳng hạnh phúc trong thời gian nên trên. Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người có đóng góp nhiều nhất, chiếm tới 40 phần trăm tổng bất bình đẳng. Các nhân tố xã hội khác như hỗ trợ xã hội (khả năng nhận hỗ trợ từ bạn bè hay người thân khi gặp khó khăn), mức độ tự do lựa chọn cuộc sống và sự hào phóng (cho tiền từ thiện) lần lượt đóng góp khoảng 17 phần trăm, 8 phần trăm và 3 phần trăm tới tổng bất bình đẳng hạnh phúc. Tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập cũng có đóng góp nhỏ tới bất bình đẳng hạnh phúc (4 phần trăm và 2 phần trăm). Bài viết đưa ra hàm ý chính sách góp phần gia tăng hạnh phúc cho các nước ít hạnh phúc hơn và qua đó giảm thiểu bất bình đẳng về hạnh phúc giữa các nước trên thế giới.

29 Kinh nghiệm chủ yếu trong trị Đảng nghiêm minh toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại mới – Nhìn từ góc độ chống tham nhũng / Hồng Hiểu Nam // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 7 (215) .- Tr. 3 - 9 .- 327

Trình bày 6 kinh nghiệm quan trọng sau: kiên trì sự thống nhất giữa xây dựng Đảng bằng tư tưởng và xây dựng Đảng bằng chế độ; kiên trì sự thống nhất giữa dẫn dắt sứ mệnh và định hướng vấn đề; kiên trì sự thống nhất giữa nắm “thiểu số then chốt” và quản “tuyệt đại đa số”; kiên trì sự thống nhất giữa thi hành quyền lực và gánh vác trách nhiệm; kiên trì sự thống nhất giữa quản lý chặt chẽ và quan tâm tin tưởng; kiên trì sự thống nhất giữa giám sát trong Đảng và giám sát của quần chúng.

30 Bình luận về tội tham ô tài sản / Đỗ Đức Hồng Hà // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 42-49 .- 340

Bình luận về Tội tam ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015.