CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Từ ngữ--Tiếng Việt

  • Duyệt theo:
1 Nhóm từ ngữ nói biểu thị ý nghĩa giải thích – minh họa trong bài báo khoa học tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh) / Ngô Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 131-138 .- 420

Tìm hiểu một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng liên kết của loại từ ngữ nối được thể hiện trong văn bản khoa học, cụ thể là trong một số bài báo khoa học tiếng Việt và tiếng Anh, qua đó cho thấy vai trò của chúng như là những dấu hiệu hình thức để tường minh, làm sang rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu, các phần trong văn bản.

2 Đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và chức năng làm từ xưng hô của danh từ chỉ người trong tiếng Ê-Đê ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Dạ Thảo // .- 2024 .- Số 350 - Tháng 2 .- Tr. 103-112 .- 400

Danh từ chỉ người không chỉ có chức năng chỉ người mà còn ẩn chứa sắc thái biểu cảm, biểu hiện văn hóa cá nhân hay cộng đồng khi sử dụng. Bài viết làm rõ đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và chức năng làm từ xưng hô của danh từ chỉ người trong tiếng Ê-Đê ở Việt Nam, qua đó lí giải đặc trưng văn hóa của người Ê-Đê qua danh từ chỉ người.

3 Lời hát dạo, hát chào, hát mừng trong hát phường vải của người Nghệ Tĩnh / Đỗ Thị Kim Liên // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 3-13 .- 400

Phân tích một số vấn đề về thể Hát phường vải Nghệ Tĩnh và địa bàn. Nghiên cứu về đặc điểm lời hát dạo, hát chào – mừng trong Hát phường vải. Hát ví dặm là thể hát dân ca đặc trưng của người Nghệ Tĩnh, có từ lâu đời.

4 Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề Chạm khắc đá Non nước / Ngô Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 15-20 .- 400

Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề chạm khắc đá Non Nước theo hướng ngôn ngữ học cấu trúc nhằm góp phần bảo vệ và phát triển từ ngữ nghề nghiệp nói riêng, văn hóa nghề truyền thống nói chung.

5 So sánh tu từ trong một số sử thi của người Ê Đê ở Tây Nguyên Việt Nam / Nguyễn Minh Hoạt, Nguyễn Thị Thanh Huyền // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 141-151 .- 495.1

Trên cơ sở lý thuyết về so sánh và so sánh tu từ, cấu trúc của so sánh tu từ. Bài viết nghiên cứu nghệ thuật so sánh tu từ trong một số sử thi: Đăm Săn, Xing Nhã, Khing Ju của người ÊĐê ở Tây Nguyên Việt Nam. Qua đó làm rõ giá trị của nghệ thuật so sánh tu từ trong sử thi Ê Đê đối với nội dung tác phẩm và thể hiện nét đăng trưng văn hóa của người ÊĐê thời cổ đại.

6 Thực trạng và giải pháp sử dụng từ ngữ trong khẩu hiệu tuyên truyền / Trần Thanh Dữ // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 14-24 .- 495.1

Tìm hiểu khái quát về thực trạng sử dụng từ ngữ trong khẩu hiệu tuyên truyền để qua đóng gớp thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn về ngôn ngữ khẩu hiệu tuyên truyền, đồng thời định hướng và đề xuất chiến lược sử dụng từ ngữ cho khẩu hiệu tuyên truyền trước thực trạng sử dụng khẩu hiệu tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập hiện nay.

7 Đặc điểm từ ngữ và giá trị nhân văn, văn hóa qua truyện ngắn Đất của Anh Đức và tình yêu đất của Võ Hồng / Trần Thị Kim Tuyến // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 38-47 .- 401

Tập trung nghiên cứu về những đặc điểm từ ngữ được sử dụng và những giá trị nhân văn, văn hóa được thể hiện trong các truyện ngắn có nội dung nói về tình yêu của con người dành cho đất. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi khảo sát những đặc điểm về ngữ nghĩa, ngữ pháp được sử dụng và giá trị nhân văn, văn hóa được biểu hiện trong hai truyện ngắn Đất của nhà văn Anh Đức và Tình yêu đất của nhà văn Võ Hồng.

8 Nhóm từ ngữ nối biểu thị sự suy luận trong bài báo khoa học tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh) / Ngô Thị Thu Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 87-94. .- 400

Nghiên cứu nhóm từ nối chỉ sự suy luận được thể hiện trong các bài báo khoa học nhằm làm rõ đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và chức năng liên kết của chúng trong các bài báo khoa học, bởi vì đây là nhóm từ nối được sử dụng phổ biến và có vai trò rất quan trọng đối với loại hình văn bản này.

9 Từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Việt – một cách tiếp cận từ bình diện kí hiệu học / Đinh Kiều Châu // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 69-77 .- 400

Nghiên cứu trường hợp liên quan đến “hình hiệu ngôn ngữ”. Lựa chọn nhóm từ chỉ màu sắc tiếng Việt làm đối tượng để tiến hành xem xét, với mong muốn được hiểu rõ hơn về một hiện tượng ngôn ngữ thú vị, cũng như góp phần nhận diện thêm nét bản sắc của một ngôn ngữ được cho là thiên ngữ dụng như tiếng Việt.

10 Từ ngữ chỉ thực vật có quan hệ bao thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam / Nguyễn Thanh Tuấn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 30-38 .- 400

Tìm hiểu mối quan hệ bao thuộc của các từ chỉ thực vật xuất hiện trong truyện cổ tích. Đây chính là việc nhìn nhận các từ chỉ thực vật theo cấp loại, coi chúng như một mạng từ, trong đó ý nghĩa của từ có tính chất bao trùm lên những từ thuộc khác trong cùng một hệ thống. Qua đó phản ảnh mối quan hệ giữa từ với hiện thực khách quan hay sự phạm trù hóa hiện thực của con người thông qua các từ ngữ.