CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sáp nhập kinh tế
1 Minh bạch thể chế và giá trị thương vụ trong thị trường sáp nhập và mua lại xuyên biên giới / Hoàng Dương Việt Anh, Đặng Hữu Mẫn, Nguyễn Ngọc Thắng, Trần Quốc Anh // .- 2022 .- Số 12(535) .- Tr. 71-83 .- 658
Nghiên cứu này phân tích dữ liệu gồm tất cả các thương vụ sáp nhập và mua lại hoàn thành ở 82 quốc gia tiếp nhận đầu tư giai đoạn 2000-2015 để làm rõ ảnh hưởng của chất lượng kiểm soát tham nhũng ở pham vi quốc gia đến giá trị thương vụ sáp nhập và mua lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi quốc gia tiếp nhận đầu tư gia tăng, Tuy nhiên mối quan hệ này không đơn thuần là tuyến tính. Nghiên cứu nhận thấy, khi quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng hoàn hảo trong kiểm soát tham nhũng thì giá trị thương vụ đạt đến lại quay đầu giảm.
2 Quyền kiểm soát công ty mục tiêu và chênh lệch giá trong hoạt động Thôn tính và Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam / Hồ Hồng Hải // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 28-46 .- 658
Nghiên cứu này là một trong những những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá ảnh hưởng của động lực kiểm soát công ty đến chênh lệch giá trong giao dịch mua lại và sáp nhập (M&A) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá tác động của một sự kiện và hồi quy bội trên cơ sở dữ liệu M&A tại Việt Nam trong giai đoạn 2007–2016, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động M&A tại Việt Nam được đặc trưng bởi động cơ chiếm quyền kiểm soát công ty mục tiêu hơn là động cơ đầu tư tài chính. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về động lực kiểm soát thay vì lý thuyết về động lực đầu tư tài chính trong hoạt động mua lại doanh nghiệp.
3 Môi trường thể chế và chiến lược đa dạng hóa trong sáp nhập qua biên giới : bằng chứng từ 41 thị trường mới nổi / Đặng Hữu Mẫn, Hoàng Dương Việt Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 9(484) .- Tr. 15-25 .- 330
Kháo sát ảnh hướng của môi trường thể chế quốc gia đến chiến lược đa dạng hóa của các công ty thâu tóm trong sáp nhập qua biên giới. mẫu nghiên cứu gồm 16.806 thương vụ ở 41 thị trường mới nổi trong giai đoạn 2000-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty thâu tóm có xu hướng lựa chọn các công ty mục tiêu khác lĩnh vực kinh doanh ( sáp nhập chéo) nếu công tu mục tiêu đến từ các quốc gia có môi trường thể chế tốt, thể hiện thông qua hiệu quả điều hành của chính phú, mức độ mở cửa kinh tế và sự phát triển của thị trường tài chính.
4 Ảnh hưởng của môi trường thể chế quốc gia đến lựa chọn hình thức mua lại / Đặng Hữu Mẫn, Lê Thùy Dung // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 477 tháng 2 .- Tr. 10-18 .- 658
Bài viết sử dụng một mẫu gồm tất cả các thương vụ sáp nhập và mua lại 8 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố thể chế và điều kiện kinh tế ở cấp độ quốc gia đến quá trình ra quyết định hình thức mua lại của các công ty thâu tóm, đưa ra hàm ý chính sách cho các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến hoạt động sáp nhập và mua lại tại thị trường Đông Á và Đông Nam Á.
5 Môi trường thể chế quốc gia và lợi tức cổ phiếu trong các thương vụ sáp nhập và mua lại : nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông và Đông Nam Á / Hoàng Dương Việt Anh, Đặng Hữu Mẫn // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 248 tháng 2 .- Tr. 52-61 .- 332.63
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thể chế quốc gia đến lợi tức cổ phiếu của các doanh nghiệp mục tiêu trong hoạt động mua lại doanh nghiệp dựa trên một mẫu tất cả các thương vụ tại 8 nước Đông và Đông Nam Á, trong giai đoạn 14 năm từ 2000 đến 2013. Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện và hồi quy chéo, bài báo cho thấy chất lượng điều hành của chính phủ, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, mức độ tự do di chuyển vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ giá hối đoái là những yếu tố quyết định đến lợi tức của các công ty mục tiêu. Cụ thể, các cổ đông của các công ty mục tiêu có xu hướng nhận được lợi tức lớn hơn nếu các công ty mục tiêu hoạt động ở các quốc gia có chất lượng điều hành của chính phủ cao hơn, mức độ bảo vệ nhà đầu tư mạnh hơn, ít kiểm soát di chuyển vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn và giá trị tiền tệ cao hơn so với quốc gia của công ty thâu tóm. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của môi trường thể chế của quốc gia nhận đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến lợi tức cổ phiếu của công ty mục tiêu thay vì sự khác biệt trong môi trường thể chế giữa quốc gia tiếp nhận và quốc gia chủ đầu tư.
6 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức thanh toán trong giao dịch sáp nhập và mua lại tại Xingapo / Nguyễn Thu Thủy, Cao Đinh Kiên, Ngô Thị Thu Hà // Nghiên cứu Kinh tế .- 2016 .- Số 12 (463) tháng 11 .- Tr. 84-93 .- 382
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức thanh toán trong giao dịch sáp nhập và mua lại trên cơ sở 109 hợp đồng sáp nhập và mua lại giwuax các đối tác chi thuộc Xingapo và 113 hợp đồng xuyên quốc gia với bên mua là công ty của Xingapo. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết chỉ ra một số bài học và gợi ý cho doanh nghiệp VN khi lựa chọn phương thức thanh toán trong sáp nhập và mua lại.
7 Những bài học sáp nhập từ trường hợp của Cisco Systems / TS. Đặng Thị Việt Đức, TS. Nguyễn Thị Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 454/2015 .- Tr. 13-15 .- 658
Nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố cốt lõi dẫn tới thành công của thương vụ sáp nhập. Để thực hiện mục tiêu này, bài báo nghiên cứu trường hợp M&A của công ty Cisco Systems – một ví dụ điển hình về thành công trong chiến lược mua lại không chỉ trong lĩnh vực công nghệ.