CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hội nhập kinh tế--Việt Nam
21 Đánh giá tình hình hội nhập của nguồn nhân lực Việt Nam sau ba năm gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN / Phạm Thanh Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 537 .- Tr. 79-80 .- 658
Tình hình hội nhập của nguồn nhân lực Việt Nam sau ba năm gia nhập AEC; nguyên nhân hạn chế trong di chuyển lao động trong ASEAN của VN;Một số định hướng giải pháp cải thiện tình trạng hội nhập của lao động VN trong AEC.
22 Phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế / Phạm Thị Bạch Tuyết // .- 2019 .- Số 126 tháng 2 .- Tr. 36-45 .- 382.7 597
Tập trung nghiên cứu làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế của hoạt động xuất nhập khẩu nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành ngoại thương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
23 Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam / Phạm Hương Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 518 tháng 6 .- Tr. 92-93 .- 337
Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO (năm 2007) đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đạt được nhiều kết quả, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; Thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác, tạo thêm nhiều việc làm. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể...
24 Tiến trình hội nhập kinh tế, tỷ giá hối đoái và cán cân vãng lai của Việt Nam / Phạm cao Bằng // Ngân hàng .- 2018 .- Số 7 tháng 04 .- Tr. 2-7, 12 .- 332.45
Nghiên cứu tác động của tỷ giá hữu hiệu thực đến cán cân vãng lai của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang ngày càng sâu rộng.
25 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tại Hải Phòng / Nguyễn Thị Thu Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 502 tháng 9 .- Tr. 53-55 .- 658.3
Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hải Phòng và một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
26 Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập / Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 19-27 .- 340
Kiến nghị ban hành quy định chi tiết trong khuôn khổ WTO về quy tắc xuất xứ ưu đãi và chệch hướng thương mại, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về việc vận dụng quy tắc cộng gộp.
27 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Asean trong bối cảnh hội nhập AEC / Lê Quốc Hội, Trần Lan Hương, Lê Thị An Thái // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 242 tháng 8 .- Tr. 2-9 .- 382.7 597
Nghiên cứu này ước lượng và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong giai đoạn 1997-2015. Kết quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng khi tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product-GDP) bình quân đầu người của Việt Nam và GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, chi phí vận chuyển, được đại diện bởi khoảng cách địa lý, có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và tỷ giá song phương thực. Biến giả ATIGA đại hiện do hội nhập AEC không có ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này có thể mang lại những khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đưa ra mục tiêu và chính sách xuất khẩu.
28 Hướng đến nông nghiệp xanh trong xu thế hội nhập / Hồ Thị Thu Huyền // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 491 tháng 4 .- Tr. 11-13 .- 330
Phân tích sự cần thiết nền nông nghiệp phái chuyển đổi thành nông nghiệp xanh trong thời kỳ hội nhập, đồng thời đưa ra một và giải pháp để giúp nông nghiệp Việt cất cánh.
29 Việt Nam lựa chọn con đường nhằm hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương: Phân tích vấn đề FTAAP / Vũ Thị Oanh, Nguyễn Quang Hợp, Vũ Thị Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 230 tháng 8 .- Tr. 28-35 .- 327.09 045
Phân tích nguyên nhân mặc dù trước mắt tiến hành đàm phán khu vực tự do thương mại Á – Thái tồn tại những khó khăn thực tế, nhưng APEC cần đúng lúc tập trung xem xét thực hiện tự do hóa đầu tư thương mại khu vực Á – Thái thành con đường hiệu quả hơn. FTAAP có khả năng đem lại lợi ích cho toàn bộ khu vực, tuy nhiên việc thành lập cũng đòi hỏi đối mặt với nhiều thách thức. Và làm rõ Việt Nam cần lựa chọn con đường nhằm hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực Á – Thái, và một trong những con đường tối ưu chính là FTAAP.
30 Hội nhập tài chính vào cộng đồng kinh tế Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức / // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2016 .- Số 14(455) tháng 7 .- Tr. 25-29 .- 332.1
Giới thiệu vài nét về Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội nhập tài chính khối ASEAN và Việt Nam.