CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hội nhập kinh tế--Việt Nam
1 Phát triển logistics xanh tại Việt Nam / Lê Thị Thu Thảo // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 4 - 6 .- 658
Hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng, thương mại quốc tế phát triển không ngừng, phát triển bền vững xu thế tất yếu của mọi quốc gia, thực hiện hoạt động logistics xanh trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, do chưa có đầy đủ và chính xác kiến thức về logistics xanh dẫn tới quá trình thực hiện hoạt động logistics xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu nghiên cứu, báo cáo về logistics xanh tại Việt Nam, nghiên cứu đã tổng hợp và trình bày một số nội dung lý thuyết quan trọng về logistics xanh, đồng thời phản ánh thực trạng ứng dụng logistics xanh tại các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển logistics xanh tại Việt Nam.
2 Chất lượng thể chế, hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Trần Xuân Linh, Nguyễn Bảo Duy, Quách Mỹ Hương, Trần Thị Nhật Linh, Nguyễn Thuận Gia Nghi, Nguyễn Ngọc Yến Nhi // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 22-24 .- 330
Bài viết này nghiên cứu về thước đo chất lượng thể chế cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm đánh giá sự tác động, phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập kinh tế của 63 tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thông qua phương pháp hồi quy bội theo cách tiếp cận Bayes và lấy mẫu Gibbs, nghiên cứu sử dụng các biến chính nghiên cứu bao gồm: Chất lượng thể chế, Độ mở nền kinh tế, Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng 2 biến kiểm soát gồm: Đầu tư tư nhân và Đầu tư công. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
3 Đào tạo tiếng Anh góp phần đa dạng hoá nguồn thu nhập cho lao động trẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế / Nguyễn Thị Mai Sương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 86-88 .- 330
Thay vì chỉ dựa vào những đồng lương cố định, nhiều người đã tìm cơ hội làm đa dạng các nguồn thu nhập, nhờ đó không chỉ rút ngắn con đường đến tự do tài chính mà còn trở nên giàu có. Việc có nhiều nguồn thu nhập cũng giống như đa dạng hóa danh mục đầu tư, khi một nguồn thu nhập bị thiệt hại, các nguồn khác sẽ bù đắp lại và điều này làm giảm tổn thất đáng kể cho người lao động. Ngay tại một đất nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh vẫn được xem là "lingua franca" - một thứ ngôn ngữ những người có xuất xứ khác nhau. Khả năng tiếng Anh giúp người lao động trẻ có thể giao tiếp với nhiều người đến từ nhiều vùng đất khác nhau và là một lợi thế khi đi xin việc cũng như mở rộng cơ hội lựa chọn nghề nghiệp từ đó đa dạng hoá nguồn thu nhập cho bản thân.
4 Nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm cải thiện thu nhập và mở rộng khả năng lựa chọn cho người lao động trong hội nhập kinh tế / Nguyễn Kim Dung // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 40-42 .- 428
Phát triển kinh tế phải lấy việc phát triển con người là điểm đến. Phát triển con người chính là sự mở rộng khả năng lựa chọn của mỗi cá nhân. Người lao động cần phải được tạo điều kiện để nâng cao chất lượng bản thân, mở rộng các khả năng lựa chọn, từ đó tìm kiếm được công việc phù hợp. Điều này sẽ giúp phát huy sở trường- chuyên môn và từ đó nâng cao thu nhập cho mình và gia đình. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng bên cạnh việc vững vàng chuyên môn nghề nghiệp, người lao động cần phải có một trình độ tiếng Anh nhất định mới có thể thích nghi và tồn tại. Nâng cao trình độ tiếng Anh được coi là điều bắt buộc đối với người lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.
5 Thúc đẩy liên kết nông dân, doanh nghiệp và thị trường: vấn đề và giải pháp / Phạm Vĩnh Thắng // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 22-24 .- 658
Trong lúc bối cảnh nông nghiệp hội nhập và cạnh tranh đã thay đổi nhanh chóng, tiêu thu được sản phẩm với giá bao nhiêu trở thành bài toán cốt yếu. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại nghịch lý một đất nước nông dân, diện tích đất canh tác tính trên đầu người thấp, nông dân lo sợ về sản phẩm nông sản đầu ra, hàng năm vẫn bỏ ra hàng tỉ USD để nhập sản phẩm nông nghiệp.
6 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi hội nhập lĩnh vực mua sắm công / Nghiêm Thị Thúy Hằng // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 70-74 .- 658
Hội nhập lĩnh vực mua sắm công trong những năm qua đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Việc tăng cường hoạt động đám phán ký kết các hiệp định thương mại tự do có nội dung mua sắm công đã khẳng định ý chí mục tiêu của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường mua sắm công thực sự minh bạch, hiệu quả, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, từ đó giúp nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
7 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới / Nguyễn Thị Luyến // .- 2022 .- Số 785 Số 786 .- Tr. 16-18 .- 330
Hai năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát và tình hình thế giới biến động đã tác động đến mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam khi Đại dịch được khống chế Chính phủ đang tập trung dồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế những hạn chế và điểm yếu của kinh tế bắt đầu hiện rõ. Bối cảnh đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để Việt Nam sớm trở thành quốc gia giàu mạnh, phồn vinh.
8 Xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia / Nguyễn Đình Luận // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 71 - 72 .- 658
Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đề cập trực tiếp đến tầm nhìn trung, dài hạn của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia và được coi như một công cụ quan trọng để tăng cường cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam cần xây dựng và ban hành chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia để thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, tạo nền tảng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
9 Tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và những vấn đề đặt ra / Đoàn Thục Quyên // .- 2022 .- Số 783 .- Tr. 28-30 .- 330
Phân tích những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và hàm ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
10 Hội nhập kinh tế có thực sự làm giảm ô nhiễm không khí ở Việt Nam / Bùi Hoàng Ngọc, Cảnh Chí Hoàng // .- 2021 .- Số 520 .- Tr. 51 - 64 .- 330
Bài viết đánh giá toàn diện tác động của hội nhập kinh tế đối với tình trạng ô nhiễm không khí giai đoạn trước và sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2008. Với ba biến số vĩ mô chính gồm tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và chỉ số toàn cầu hóa, thông qua kỹ thuât ước lượng từ hồi quy phân phối trễ, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm để củng cố niềm tin cho những cơ quan quản lý trong việc đánh giá toàn diện hơn các tác động đến môi trường từ các hoạt động kinh tế và thay thế các tiêu chuẩn môi trường đã lỗi thời.