CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nghiên cứu--Văn học

  • Duyệt theo:
21 Nghệ thuật sử dụng nghiệp vụ báo chí và xử lý không gian – thời gian trong truyện Trinh Thám của Thế Lữ / Nguyễn Thế Bắc // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 12(574) .- Tr. 44-53 .- 800

Phân tích những thành công của Thế Lữ trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghiệp vụ báo chí và nghệ thuật xử lý không gian – thời gian để tạo nên dấu ấn nghệ thuật riêng ở thể loại truyện trinh thám của nhà văn.

22 Hiện tượng “Phản điển mẫu” trong văn xuôi viết về đề tài lịch sử Việt Nam sau 1975 / Trần Thị Nhật // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 12(574) .- Tr. 79-88 .- 800

Nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong văn xuôi viết về đề tài lịch sử Việt Nam sau 1975 qua góc nhìn “giải điển mẫu” và “phản điễn mẫu” sẽ là những cơ sở đối sánh tin cậy nhằm lượng hóa và đánh giá sức sáng tạo của nhà văn một cách thuyết phục.

23 Lê Quý Đôn, nhà ngoại giao sắc sảo và tinh tế (nhìn từ Quế Đường Thi tập) / Trần Thị Băng Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 1(575) .- Tr. 65-78 .- 800

Giới thiệu vị thế chính khách ngoại giao – thi nhân Lê Quý Đôn qua phân tích Quế Đường thi tập, nội dung phần thơ làm trong cuộc đi sứ 1759-1762, xác định vai trò chủ thể tác giả, nhấn mạnh sự sắc sảo, tinh tế, bản lĩnh nhà ngoại giao trong giao tiếp, xướng họa, tình bạn và mối tương liên trên với đoàn sứ thần Triều Tiên.

24 Đọc hiểu tiểu thuyết chương hồi theo đặc trưng thể loại / Trần Thị Thu Hương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 21-31 .- 800

Luận bàn về đặc trưng thể loại của tiểu thuyết chương hồi với các thành tố cơ bản như kết cấu, nhân vật, sự kiện …, đồng thời thông qua đó để đọc hiểu hai trường hợp văn bản nói trên.

25 Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Báo chí, các nhà dân tộc chủ nghĩa và vấn đề phụ nữ ở Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX / Đoàn Ánh Dương // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 70-89 .- 800

Tìm hiểu cách thức tiếp cận vấn đề phụ nữ - một số vấn đề thực sự mới mẻ - của giới tinh hoa Việt Nam trong những hình dung của họ về một mô hình nhà nước Việt Nam mới vào khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ XX.

26 Tựa, bạt trong thưởng thức, phê bình thơ ca Việt Nam thời trung đại / Nguyễn Kim Châu // .- 2020 .- Số 2(576) .- Tr. 90-100 .- 800

Tìm hiểu sâu hơn về vị trí, chức năng, đặc điểm của tựa, bạt từ góc nhìn liên văn bản và tiếp nhận văn học, với hi vọng có một số đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu một thể loại đáng chú ý trong lĩnh vực thưởng thức, phê bình văn chương.

27 Phong cách học tri nhận/thi pháp học tri nhận: nơi giao cắt của ngôn ngữ học, nghiên cứu văn chương và khoa học tri nhận / Nguyễn Thế Truyền // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 6 (361) .- Tr. 3 - 21 .- 400

Phản ánh nội dung nghiên cứu bao quát của lĩnh vực này mà tên gọi ‘phong cách học tri nhận’ (cognitive stylistics), hay ‘thi pháp học tri nhận’ (cognitive poetics).

29 Hai thao tác đối nghịch trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân / TS. Đặng Lưu // Ngôn ngữ .- 2014 .- Số 12 .- Tr. 36 – 41 .- 895.922

Tập trung khảo sát một khía cạnh liên quan đến bình diện từ ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.