CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
3501 Nhìn lại việc nghiên cứu truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng / TS. Lê Hồng Phong // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 5 – 12 .- 800

Nêu tình hình sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ Lâm Đồng trước 1975, tình hình sưu tầm nghiên cứu truyện cổ Lâm Đồng sau 1975 và một số kết quả nghiên cứu truyện cổ Tây Nguyên ở Đại học Đà Lạt.

3502 Tính trữ tình trong sử thi Xơ Đăng / ThS. Lê Ngọc Bính // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 27 – 39 .- 800

Phân tích nhân vật trữ tình, ngôn ngữ thơ, các biện pháp tu từ trong sử thi Xơ Đăng.

3503 Tư tưởng Lão – Trang trong thơ Nguyễn Công Trứ qua sự lựa chọn đề tài / TS. Nguyễn Cảnh Chương // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 80 – 94 .- 800

Tập trung thể hiện rõ tư tưởng Lão – Trang đã ảnh hưởng đến tư tưởng sáng tác của Nguyễn Công Trứ như thế nào qua hai đề tài nhàn lạc và vịnh sử trong thơ văn của ông.

3504 Vài ghi nhận về phân tích diễn ngôn qua một số đường hướng nghiên cứu / TS. Dương Hữu Biên // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 53 – 70 .- 800

Phân tích diễn ngôn từ một số đường hướng nghiên cứu như: đường hướng nghiên cứu văn học, đường hướng triết học, đường hướng ngôn ngữ học, đường hướng nghiên cứu hội thoại.

3505 Vài nét về chủ nghĩa tiền phong trong văn học nghệ thuật / ThS. Kiều Thanh Uyên // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 71 – 79 .- 800

Trình bày các nội dung: Thuật ngữ “ phong trào tiền phong”, những quan niệm về chủ nghĩa tiền phong, chủ nghĩa tiền phong trong sự đối sánh với chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa tiền phong trong văn học nghệ thuật.

3506 Xu hướng tiểu thuyết hóa hồi ký, tự truyện Việt Nam giai đoạn sau 1975 / ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Như // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 110 – 120 .- 800

Tập trung một số tác phẩm hồi ký, tự truyện sau 1975 của các tác giả được dư luận quan tâm, được giới phê bình đánh giá cao. Qua đó, người đọc thấy khuynh hướng vận động, tương tác của các thể loại văn học cũng như ý thức sáng tạo không ngừng của các nhà văn đương đại.

3507 Trường ca hiện đại Việt Nam nhìn từ sự vận động, tương tác thể loại / PGS.TS. Nguyễn Thành Thi // Nghiên cứu văn học .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 13 – 15 .- 800

Tìm phương án khả thi, góp phần tháo gỡ các vương mắc nêu trên. Mục tiêu và phương pháp tiếp cận vấn đề gần như đã được định hướng khá rõ trong nhan đề: nhận diện trường ca hiện đại Việt Nam như một thể loại/ bộ phận trong hình thức “thơ dài” hiện đại Việt Nam (hình thức “thơ dài” ở đây được dùng như một khái niệm chỉ tổng loại), đồng thời, đề xuất một số phương án phân loại trường ca “từ góc nhìn tương tác thể loại”.

3508 Cơ chế hình thành và giải mã điển cố trong văn học trung đại Việt Nam / PGS.TS Nguyễn Kim Châu // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 10 – 15 .- 800

Thông qua việc mô hình hóa, so sánh cơ chế hình thành và chuyển nghĩa của điển cố ẩn dụ và hoán dụ, có thể thấy rằng điển cố có những điểm khác biệt đáng chú ý về tính tu từ. Sử dụng điển cố không chỉ đơn giản là nhằm làm gia tăng sắc thái tạo hình, biểu cảm cho lời văn nghệ thuật như ẩn dụ hoán dụ mà quan trọng hơn ở chỗ thể hiện tính chất hàm súc, cao nhã, quy phạm của văn chương bác học thời trung đại.

3509 Phê bình văn học trong tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn từ của Kim Thánh Thán / ThS. Bùi Thị Thúy Minh // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 75 – 79 .- 800

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích những lời bình điểm trong các tác phẩm phê bình của Kim Thánh Thán, bài viết hướng tới mục đích khảo sát những nét đặc sắc trong cách phê bình nghệ thuật sử dụng ngôn từ của ông ở các cấp độ tự pháp, cú pháp và chương pháp.

3510 Chức năng diễn ngôn của ngắt lời trong hội thoại / ThS. NCS. Phạm Hồng Vân // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 16 – 20 .- 400

Tìm hiểu sự xuất hiện của ngắt lời cũng như những chức năng và đặc tính của chúng trong giao tiếp với hai câu hỏi: Các loại ngắt lời và chức năng của chúng trong các cuộc thoại là gì? Những nhân tố nào quyết định đến sự xuất hiện của các loại ngắt lời trong cuộc thoại.