CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
141 Ứng dụng công cụ Weka để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Việt Nam / Thị Tuyết Như Nguyễn, San Đào Trần, Phát Cường Lý, Minh Đạt Phan, Tấn Anh Phong Phan, Hùng Đinh, Minh Dũng Phạm // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tr. 85-93 .- 005

Bài này trình bày ứng dụng weka để lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản việt nam giai đoạn 2015-2019. Từ kết quả ứng dụng WEKA, nhóm tác giả phân tích và luận bàn về độ tin cậy của kết quả ứng dụng, rút ra những nhận xét ưu và nhược điểm để làm bài học kinh nghiệm cho những ứng dụng WEKA tiếp sau.

142 Ứng dụng các kỹ thuật dự báo trong khai phá dữ liệu để quản lý cơ sở dữ liệu Thí sinh và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học / Lê Thị Nguyên An // Khoa học Đại học Quảng Nam .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 03-13 .- 005

Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan tình hình nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật dự báo trong khai phá dữ liệu để quản lý cơ sở dữ liệu thí sinh và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.

143 Khảo sát phương pháp ẩn luật kết hợp trong dữ liệu giao dịch / Trần Minh Thái, Trần Anh Duy, Lê Thị Minh Nguyện // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2022 .- Số 7(No.1) .- Tr. 14-24 .- 005

Bài báo tập trung vào việc trình bày bài toán liên quan đến ẩn luật kết hợp. Bên cạnh đó, khảo sát các kỹ thuật ẩn luật kết hợp và so sánh các phương pháp đã được đề xuất nhằm làm rõ sự thay đổi hướng tiếp cận của các phương pháp ẩn luật. Cuối cùng, các phương pháp thực nghiệm cùng với các độ đo được sử dụng để so sánh hiệu quả của các thuật toán cũng được trình bày cụ thể trong bài báo.

144 Phân loại tế bào bạch cầu ác tính trên ảnh hiển vi / Lý Hồng Thiên Ân, Trần Dương Kha, Lê Minh Hưng, Trần Đình Toàn, Trần Văn Lang // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2022 .- Số 7(No.1) .- Tr. 25-30 .- 005

Vấn đề bí mật dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực y tế dẫn đến sự khan hiếm dữ liệu huấn luyện; sự tương đồng về mặt hình thái giữa tế bào ung thư với các tế bào bình thường; đồng thời với sự mất cân bằng dữ liệu giữa các lớp càng làm tăng thêm sự phức tạp của bài toán. Bài báo này đưa ra giải pháp thực nghiệm sử dụng các mô hình về mạng neuron tích chập (CNN) và các hàm mất mát (loss function) có sẵn sử dụng tập dữ liệu C-NMC2019 của cuộc thi ISBI2019. Tập dữ liệu này bao gồm ảnh các của tế bào ung thư và của tế bào khỏe mạnh. Nghiên cứu này đề xuất một hàm mất mát đặt tên là Focal Hinge Loss (FHL) được cải tiến từ hai hàm mất mát Focal Loss và Hinge Loss, từ đó kết hợp hai mô hình CNN là DenseNet201, EfficientNetB2 để giải quyết vấn đề đặt ra. Kết quả thử nghiệm nhận được rất hiệu quả với F1 Score là 91.94%; đồng thời được xếp top 5 trên bảng xếp hạng của cuộc thi ISBI2019.

145 Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại sản phẩm tự động theo mã vạch dựa trên nền tảng LabVIEW / Lê Hoàng Hiệp, Hồ Mậu Việt, Dương Thị Quy // Khoa học Yersin .- 2022 .- Tập 12(8) .- Tr. 81-88 .- 004

Bài báo tập trung trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống phân loại sản phẩm tự động theo mã vạch dựa trên nền tảng LabVIEW có độ chính xác cao. Hoạt động của hệ thống bắt đầu bằng việc nhận diện và phân tích mã vạch của sản phẩm sau đó gửi lệnh về bộ phận gạt trong dây chuyền để phân loại các sản phảm vào các khay theo lập trình sẵn trước đó.

146 Phát triển ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế số tại một số tại một số quốc gia phát triển và bài học đối với Việt Nam / Lê Thị Khánh Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 67-69 .- 003.2

Nghiên cứu này nêu ra thực trạng phát triển ngành công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp phát triển ứng dụng công nghệ số trong nền kinh tế Việt Nam bao gồm thúc đẩy các phương pháp đào tạo và đánh giá sáng tạo, hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức nước ngoài trong việc thúc đẩy các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực số, xây dựng nền giáo dục của nền kinh tế số và xã hội số.

147 Phát triển mô hình hải quan thông minh tại các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam / Vũ Duy Nguyên, Lê Thị Trang // .- 2022 .- Số 780 .- Tr.42-46 .- 003

Bài viết khái quát lịch sử hình thành Mô hình hải quan thông minh; Nghiên cứu các cách tiếp cận Mô hình hải quan thông minh của WCO, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và đề xuất một số giải pháp triển khai mô hình hải quan thông minh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

148 Xây dựng phần mềm tích hợp công nghệ Web-GIS trong cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Trần Đức Thiện, Phạm Thị Thu Huyền, Lưu Thị Hồng Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 38-40 .- 004

Xây dựng bộ công cụ nhằm cảnh báo nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với đó tích hợp ứng dụng công nghệ Web-GIS cho phép hiển thị các thông tin cảnh báo gắn liền với bản đồ và tọa độ, giúp dễ dàng truy cập từ xa cũng như giúp người dùng nắm bắt được các thông tin cảnh báo một cách dễ dàng và nhanh nhất. Việc ứng dụng này hứa hẹn mở ra hướng nghiên cứu, quản lý nguồn tài nguyên nước một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn nguồn nước chảy vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

149 Truyền thông quang và xu thế tương lai / Trương Đình Dũng, Nguyễn Đức Bình // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2022 .- Số 6(759) .- Tr. 58-60 .- 004

Bài viết giới thiệu tổng quan về truyển thông quang và xu thế phát triển công nghệ trong tương lai. Truyền thông đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong mạng truyền tải dữ liệu toàn cầu.

150 Internet cho tất cả mọi người / Lê Nguyên Hoàng // Thông tin và truyền thông .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 5-10 .- 004

Cùng với sự phát triển nhanh chóng, Internet toàn cầu cũng biến đổi, mở rộng, phân tán cả về hạ tầng kỹ thuật và mô hình quản trị, đồng thời tạo ra các thách thức về chính sách quản lý khiến các thực thể tham gia hoạt động Internet trong đó có các quốc gia phải thay đổi đáp ứng theo.