CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kế Toán
301 Nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về kế toán / Ngô Thị Thu Hồng // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 30 - 35 .- 657
Bài viết khái quát tính minh bạch thông tin kế toán và giải pháp nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
302 Đánh giá tác động của thị trường chứng khoán tới năng suất của các doanh nghiệp được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ánh Tuyết // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 36 - 40 .- 657
Xem xét sự tham gia vào thị trường chứng khoán và khám phá thông tin từ giá cổ phiếu của các doanh nghiệp tới năng suất doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách liên quan nhằm phát huy tính hiệu quả của thị trường chứng khoán để nâng cao năng suất của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, việc gia nhập thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực, dẫn đến sự tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, thông tin từ giá cổ phiếu không phản ánh đúng về thông tin doanh nghiệp nên làm giảm TFP. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy để tăng năng suất, các doanh nghiệp cần cơ cấu và phân bổ lại nguồn vốn hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng lao động cũng như gia tăng mức thu nhập một cách xứng đáng.
303 Kế toán tài sản cố định khi việt nam triển khai áp dụng IFRS / Phạm Thu Huyền // .- 2023 .- Số 249 .- Tr. 41 - 46 .- 657
Bài viết đã đánh giá tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế toán tài sản cố định ở Việt Nam trong xu thế hội tụ, từ đó đề xuất một số phương hướng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán ở Việt Nam trong tương lai.
304 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa / Phạm Huy Hùng // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 72-76 .- 658
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở khảo cứu các tài liệu và các lý thuyết có liên quan, tác giả đề xuất giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam trong các nghiên cứu tiếp theo.
305 Vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam : nghiên cứu dưới góc nhìn của kiểm toán viên nội bộ / Trần Mạnh Dũng, Phạm Huy Hùng // .- 2023 .- Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 47 – 51 .- 657
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB) trong việc nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Bằng cách điều tra quan điểm và nhận thức của 9 kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) thuộc 7 NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu cung cấp những hiều biết có giá trị về kinh nghiệm của KTVNB trên các khía cạnh khác nhau về vai trò của KTNB đối với quản lý rủi ro. Cụ thể, nghiên cứu đi sâu vào các quy trình nhận dạng rủi ro; phương pháp đánh giá rủi ro; chiến lược giảm thiểu rủi ro; mức độ hợp tác giữa KTNB và chức năng quản lý rủi ro cũng như hiệu quả tổng thể của hoạt động quản lý rủi ro trong các NHTM để hướng tới tối ưu hóa chức năng KTNB trong các NHTM Việt Nam.
306 Ứng dụng mô hình phân tích bao dữ liệu đánh giá hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo tại một số địa phương ở Việt Nam / Phùng Thu Hạ // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 52 - 56 .- 657
Nghiên cứu này tiến hành đo lường hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở một số địa phương ở Việt Nam dựa trên phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) định hướng đầu ra và đầu vào với số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được công khai của một số địa phương. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo có sự khác biệt giữa các địa phương, và không phụ thuộc nhiều vào quy mô chi ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo Kết quả thực nghiệm này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phân bổ nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo với chất lượng giáo dục nhận được ở các địa phương trong mẫu nghiên cứu. Bài nghiên cứu có thể cung cấp dẫn chứng cho việc quyết định phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo ở các địa phương ở Việt Nam.
307 Thúc đẩy thực hành ESG tại Việt Nam / Bùi Thu Hiền,Trịnh Anh Thư // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 63 - 67 .- 657
Bài viết giải thích khái niệm, vai trò và kinh nghiệm thực thi chính sách ESG ở một số quốc gia phát triển. Từ đó, đưa ra khuyến nghị liên quan đến thực hành ESG tại Việt Nam.
308 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội ảnh hưởng tới kế toán doanh thu chi phí / Vũ Duy Cương // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 93-96 .- 657
Tập trung phân tích đặc điểm dịch vụ logistics, đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, chi phí tại các doanh nghiệp này để từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại các doanh nghiệp đảm bảo hệ thống kế toán cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp giúp cho nhà quản trị ra các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
309 Giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoà, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước / Đặng Văn Sáng // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 68 - 72 .- 657
Bài viết làm rõ thực trạng và những vấn đề còn tồn tại của thị trường lao động Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
310 Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Nội / Ngô Thị Kiều Trang, Nguyễn Đức Dương // .- 2023 .- K1 - Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 78 - 82 .- 657
Trên cơ sở nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Nội, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đạt được các mục tiêu hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.