CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
2141 Ngành ngân hàng chủ động triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương / Hạ Lan // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trình bày tích cực, chủ động để sớm đưa chính sách vào thực tiễn. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai. Thúc đẩy và tâm lý đồng thuận để triễn khai chính sách trong cả nước.

2142 Tiền di động – một năm nhìn lại / Hạ Thị Thiều Dao, Phùng Thị Hoàng An // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 16-22 .- 332.1

Trình bày dịch vụ thanh toán di động. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Dịch vụ thanh toán di động và nhân tố ảnh hưởng. Thực trạng hoạt động thanh toán điện tử tại Việt Nam và nhân tố ảnh hưởng. Một số gợi ý nhằm thúc đẩy dịch vụ thanh toán di động đến ngưởi sử dụng thuận lợi hơn.

2143 Phát triển tài khoản thanh toán cá nhân nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Cảnh Hiệp // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 31-35 .- 332.1

Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong việc phát triển tài khoản thanh toán cá nhân giai đoạn 2020-2021, tác giả đề xuất một số nội dung cần thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa số lượng tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, hướng tới đạt được mục tiêu về phổ cập dịch vụ thanh toán cho người dân mà chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã đặt ra.

2144 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương : kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam / Hoàng Thị Thanh Thúy, Vũ Thị Hải Anh, Nguyễn Minh Sáng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 42-49 .- 332.12

Bài viết phân tích những lợi ích, rủi ro mà tiền kỹ thuật số có thể mang đến cho Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những đề xuất thích hợp đối với việc phát hành tiền kỹ thuật số nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho hệ thống tài chính nước nhà, đồng thời tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2145 Phát triển kinh tế xanh : kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam / Đoàn Thị Cẩm Thư // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 50-56 .- 330

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để khái quát thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, đồng thời tập trung hệ thống hóa kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế xanh tai Mỹ, Đan Mạch, Hàn Quốc và Singapore. Qua đó, đưa ra một số bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước trong qua strinhf thực hiện phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.

2146 Vấn đề đặt ra đối với tuân thủ thuế trong nền kinh tế số / Đinh Công Hiếu // .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 6-10 .- 336.2

Trong những năm gần đây sự thay đổi do chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội nhưng đi cùng là không ít thách thức đối với Chính phủ các nước trong việc xây dựng và hoạch định chính sách do chưa theo kịp xu hướng mới của công nghệ và dịch vụ được cung cấp thông qua nền kinh tế số. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu với các cơ quan thuế phải hướng tới đảm bảo số hóa quá trình thu thuế kiểm tra hiệu quả giám sát tuân thủ của người nộp thuế đảm bảo thu thuế từ các giao dịch kỹ thuật số.

2147 Xu hướng điều chỉnh chính sách tài khóa của các nước và những ảnh hưởng đến Việt Nam / Nguyễn Viết Thắng, Nguyễn Thị Hải Thu // Tài chính .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 11-15 .- 332

Kinh tế thế giới năm 2022 có xu hướng phục hồi nhờ chiến lược tiêm chủng Vắc-xin ở các quốc gia và tác động tích cực kích thích kinh tế. Trước bối cảnh đó cùng việc thu dần các gói chính sách tiền tệ nới lỏng, nhiều nước trên thế giới đã chuyển dần chính sách tài khóa từ hỗ trợ kinh tế sang thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thực hiện các biện pháp trợ cấp nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng trong bối cảnh lương thực và năng lượng tăng.

2148 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới / Nguyễn Thị Luyến // .- 2022 .- Số 785 Số 786 .- Tr. 16-18 .- 330

Hai năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát và tình hình thế giới biến động đã tác động đến mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam khi Đại dịch được khống chế Chính phủ đang tập trung dồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế những hạn chế và điểm yếu của kinh tế bắt đầu hiện rõ. Bối cảnh đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để Việt Nam sớm trở thành quốc gia giàu mạnh, phồn vinh.

2149 Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong bối cảnh mới / Phạm Thị Thùy Dung // Tài chính .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 19-21 .- 330

Ngoại giao kinh tế đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, xác lập vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới trong kinh tế thế giới và cộng đông quốc tế. Trong những năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chỉ đạo đúng đắn cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bài viết đánh giá lại những kết quả đạt được trong công tác ngoại giao kinh tế và nêu rõ định hướng trong thời gian tới.

2150 Phát triển ngân hàng xanh tại một số quốc gia và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Thị Lương Bình, Nguyễn Thị Hương // Tài chính .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 22-25 .- 332.12

Phát triển kinh tế bền vững là xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới. Cùng với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững thì việc hướng tới xây dựng và phát triển ngân hàng xanh của Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng xanh là chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên việc phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam diễn ra con nhiều khó khăn. Bài viết phân tích triển khai ngân hàng xanh tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam.