CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
12571 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống khách sạn 2 sao tại thành phố Hồ Chí Minh / Trương Thị Thanh Phi // Kinh tế & phát triển .- 2011 .- Số 170/2011 .- Tr. 55-58 .- 910

Phân tích thực trạng kinh doanh khách sạn 2 sao tại thành phố Hồ Chí Minh và cách đánh giá mức độ cạnh tranh của nhóm khách sạn này, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn 2 sao.

12572 Quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhật Bản và những bài học cho doanh nghiệp Việt Nam / ThS. Nguyễn Hoàng Hà // Kinh tế & phát triển .- 2011 .- Số 170/2011 .- Tr. 65-68. .- 658

Cả thế giới đều ngưỡng mộ sự phát triển của Nhật Bản và yếu tố gì đã gì đã là nhân tố quyết định đến thành công đó? Bài viết đề cập và phân tích việc quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhật Bản, qua đó đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

12573 Các chính sách kinh tế trong thời gian gần đây và tác động đến doanh nghiệp / PGS. TS. Lê Xuân Bá // Nhà quản lý .- 2011 .- Số 88/2011 .- Tr. 14-19 .- 330

Sơ lược tình hình kinh tế năm 2010 và bốn tháng đầu năm 2011. Một số giải pháp chính sách kinh tế được ban hành và thực thi thời gian qua. Một số đề xuất, kiến nghị thời gian tới.

 

12574 Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính / TS. Hoàng Tùng // Kế toán & kiểm toán .- 2011 .- Số tháng 6/2011 .- Tr. 27-30. .- 332

Cấu trúc vốn thể hiện quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính là hiệu quả gắn liền với chính sách tài trợ vốn. Cấu trúc vốn ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là chủ đề được quan tâm trong các nghiên cứu về tài chính công trên thế giới. Bài viết đưa ra một khuôn khổ lý thuyết cho mối này và xác định mô hình quan hệ dựa trên phân tích định lượng với cơ sở số liệu tài chính của công ty niêm yết phân theo nhóm ngành trên thị trường chứng khoán.

12575 Một số tồn tại của thị trường tiền tệ, ngân hàng hiện nay – Những kiến nghị chính sách / TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Anh // Ngân hàng .- 2011 .- Số 15 tháng 8/2011 .- Tr. 29-33 .- 332.1

Phân tích nguyên nhân các mặt hạn chế của cơ chế, chính sách về hoạt động tiền tệ ngân hàng trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế khác và kiến nghị một số giải pháp của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

12576 Ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để kiểm định hành vi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam / TS. Trần Thị Thanh Tú, ThS. Phạm Việt Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2011 .- Số 169/2011 .- Tr. 8-13. .- 336.31

Trình bày những rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam qua khảo sát nhà đầu tư cá nhân: rủi ro thông tin, rủi ro biến động thị trường, rủi ro tổng thể. Đánh giá về mức độ bảo vệ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá về khả năng giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước. Tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam – kiểm định bằng lý thuyết tài chính hành vi.

12577 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng / TS. Hạ Thị Thiều Dao // Tài chính .- 2011 .- Số 6/2011 .- Tr. 48-50. .- 332.1

zxczThực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất và lượng của dịch vụ ngân hàng, các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng: về phía các ngân hàng thương mại, về phía ngân hàng nhà nước.

12578 Quản trị tri thức: Cách tiếp cận mới của quản trị doanh nghiệp / TS. Đặng Thị Việt Đức, TS. Nguyễn Phú Hưng // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2011 .- Số kỳ 2 tháng 6/2011 .- Tr. 38-44 .- 658

Bài viết tập trung giới thiệu mô hình kiến tạo tri thức của hai tác giả Nhật Bản là Ikujiro Nonaka và Hirokata Takeuchi. Đây cũng là một trong những mô hình có tầm ảnh hưởng và được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực quản trị tri thức.

12579 Những cơ hội và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ hội nhập / PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2011 .- Số 12 (333)/2011 .- Tr. 20-24, 44. .- 332.1

Trình bày cơ hội và sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ hội nhập: về môi trường pháp lý, về quản trị điều hành, về tiềm lực tài chính, về mạng lưới, mô hình tổ chức các ngân hàng thương mại, về quản trị rủi ro, về công nghệ và nhân sự…Những rủi ro mà hệ thống ngân hàng thường gặp: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp. Từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển hệ thống ngân hàng bền vững.