CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
12331 Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Cần những giải pháp xử lý đồng bộ / Thu Thủy // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 10 (379)/2013 .- Tr. 22-24 .- 332.12
Trình bày thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, nguyên nhân của nợ xấu, các giải pháp để xử lý nợ xấu.
12332 Rủi ro lãi suất và một số vấn đề đặt ra / PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung, ThS. Trần Thị Minh Tuyền // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 11 (380)/2013 .- Tr. 14-18 .- 332.12
Trình bày về lãi suất và rủi ro lãi suất, những tác hại mà rủi ro lãi suất có thể mang lại; Diễn biến lãi suất giai đoạn 2007 – 2012; Quản lý rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại và một số kiến nghị.
12333 Ứng dụng kinh tế lượng trong xây dựng chính sách tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá / TS. Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Đình Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 11 (380)/2013 .- Tr. 19-23 .- 332
Trình bày chính sách tiền tệ của Việt
12334 Một số giải pháp giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / ThS. Hồ Mạnh Tùng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 11 (380)/2013 .- Tr. 34-37 .- 332
Trình bày quy định gần đây liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, thực trạng nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng, nguyên nhân của tình trạng nợ xấu hiện nay, một số giải pháp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay.
12335 Cơ cấu nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách / Hoàng Thị Kim Thanh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 12 (381)/2013 .- Tr. 24-27 .- 332.12
Tổng quan thực trạng nợ xấu hiện nay, đánh giá cơ cấu nợ xấu và phân tích các nguyên nhân, một số giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt
12336 Các nhân tố làm nên sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng / ThS. Đặng Thị Thu Hồng // Ngân hàng .- 2013 .- Số 11/2013 .- Tr. 39-42 .- 332.12
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn các khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội để khám phá những yếu tố khiến khách hàng hài lòng về một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó đưa ra những gợi ý cho các ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
12337 Thực trạng và một số gợi ý chính sách về phân cấp ngân sách tại Việt Nam / TS. Vũ Sỹ Cường // Tài chính .- 2013 .- Số 05 (583)/2013 .- Tr. 6-8 .- 330
Phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý Nhà nước và đang trở thành chủ đề được quan tâm trong cải cách hoạt động của khu vực công tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt
12338 Bàn về phân cấp ngân sách ở Việt Nam / TS. Vũ Như Thăng, ThS. Lê Thị Mai Liên // Tài chính .- 2013 .- Số 05/2013 .- Tr. 9-12 .- 330
Sau 10 năm thực hiện, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 hiện đang được nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Bài viết đề cập đến một trong những nội dung được quan tâm trong quá trình sữa đổi Luật là vấn đề phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương nhằm hướng tới việc phân cấp ngân sách phù hợp để phát huy được tính tự chủ, tính công bằng giữa các địa phương và phân bổ nguồn lực công một cách tối ưu.
12339 Định hướng áp dụng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở Việt Nam / Võ Thành Hưng, Đinh Xuân Hà // Tài chính .- 2013 .- Số 05 (583)/2013 .- Tr. 21-24 .- 332
Việc thực hiện thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn sau 8 năm triển khai đã đem lại những kết quả tích cực. Không chỉ có tác động sâu rộng đối với công tác quản lý tài chính – ngân sách nhà nước mà kết quả của Dự án “Cải cách quản lý tài chính công” còn giúp việc quản lý nợ trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, tồn tại đòi hỏi phải được khắc phục khi áp dụng thực hiện trong tương lai.
12340 Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách nhà nước / TS. Nguyễn Minh Phong // Tài chính .- 2013 .- Số 05 (583)/2013 .- Tr. 25-27 .- 330
Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, nên các dự án đầu tư công do các địa phương quyết định thường thiếu cân đối với nguồn vốn và bị dàn trải; không ít dự án chậm đưa vào sử dụng, chất lượng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Để khắc phục tình trạng trên, bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước.