Nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mùi tàu (Eryngium foetidum L.) an toàn bằng phương pháp thủy canh
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh, Tất Anh Thư, Mai Thị Cẩm TrinhTóm tắt:
Bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành phát triển rộng, gây giảm năng suất và chất lượng trái. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất để có thể cung cấp số liệu cơ bản cho nghiên cứu biện pháp kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành. Bốn mươi mẫu đất vườn cam sành tại xã Tường Lộc và xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được thu thập để phân tích một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất. Kết quả phân tích cho thấy mật số Fusarium spp. cao nhất trên vườn có cấp độ bệnh trung bình và nặng (P,0,05). Đồng thời, mật số vi sinh vật tổng số cao trên vườn có cấp độ bệnh thấp (P,0,05) so với vườn có cấp độ bệnh cao hơn. Trên tất cả vườn cam khảo sát, lượng chất hữu cơ trong đất và pH đất thấp, lượng kali trao đổi thấp dưới ngưỡng thích hợp cho cam phát triển. Hàm lượng đạm hữu dụng, lân dễ tiêu giảm có ý nghĩa khi tuổi liếp vườn cao hơn 20 năm tuổi. Trên cơ sở kết quả phân tích này, nghiên cứu đề xuất biện pháp giúp tăng mật số vi sinh vật trong đất, tăng vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ vi sinh, giảm ẩm độ đất liếp vườn, giảm phan đạm và phân lân trên liếp vườn có tuổi thấp hơn 20 năm để góp phần kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam sành.
- Tác dụng của tác động cột sống kết hợp hoàn độc hoạt tang ký sinh và điện châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông
- Đánh giá hiệu quả phẫu thuật thay van hai lá cơ học theo thang điểm Kansas City Cardiomyopathy - 12 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
- Vai trò của cộng hưởng từ tuyến yên trong chẩn đoán thiếu hụt hormon tăng trưởng
- Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán xuất phát bất thường của động mạch vành từ động mạch phổi
- Tác dụng điều trị của điện phúc châm kết hợp siêu âm trị liệu trên bệnh nhân đau thần kinh hông to