CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo vệ thực vật
1 Loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất chlorpyrifos ethyl và carbosulfan trong nước bằng than hoạt tính gáo dừa / Dư Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Văn Công // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 3 (377) .- Tr. 32-34 .- 363
Trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng than hoạt tính gáo dừa trong làm giảm nồng độ thuốc bảo vệ thực vật và giảm ảnh hưởng của thuốc đến enzyme cholinesterase cá nhằm xây dựng hệ thống quản lý nước thải thí nghiệm có chứa thành phần thuốc bảo vệ thực vật.
2 Lượng giá thiệt hại về môi trường đối với sự cố hóa chất độc trong sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật / ThS. Trần Bích Hồng, ThS. Hàn Trần Việt, TS. Nguyễn Diệu Hằng, TS. Nguyễn Công Thành // Môi trường .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 45-48 .- 363
Trình bày nội dung về lượng giá thiệt hại về môi trường do sự cố, trong đó tập trung vào nhận dạng các thiệt hại về môi trường do sự cố và đề xuất các phương pháp lượng giá thiệt hại về môi trường.
3 Nghiên cứu kỹ thuật trồng rau mùi tàu (Eryngium foetidum L.) an toàn bằng phương pháp thủy canh / Nguyễn Ngọc Thanh, Tất Anh Thư, Mai Thị Cẩm Trinh // .- 2018 .- Số 6B .- Tr. 72-81 .- 610
Bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành phát triển rộng, gây giảm năng suất và chất lượng trái. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất để có thể cung cấp số liệu cơ bản cho nghiên cứu biện pháp kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành. Bốn mươi mẫu đất vườn cam sành tại xã Tường Lộc và xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được thu thập để phân tích một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất. Kết quả phân tích cho thấy mật số Fusarium spp. cao nhất trên vườn có cấp độ bệnh trung bình và nặng (P,0,05). Đồng thời, mật số vi sinh vật tổng số cao trên vườn có cấp độ bệnh thấp (P,0,05) so với vườn có cấp độ bệnh cao hơn. Trên tất cả vườn cam khảo sát, lượng chất hữu cơ trong đất và pH đất thấp, lượng kali trao đổi thấp dưới ngưỡng thích hợp cho cam phát triển. Hàm lượng đạm hữu dụng, lân dễ tiêu giảm có ý nghĩa khi tuổi liếp vườn cao hơn 20 năm tuổi. Trên cơ sở kết quả phân tích này, nghiên cứu đề xuất biện pháp giúp tăng mật số vi sinh vật trong đất, tăng vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ vi sinh, giảm ẩm độ đất liếp vườn, giảm phan đạm và phân lân trên liếp vườn có tuổi thấp hơn 20 năm để góp phần kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam sành.