Ảnh hưởng của hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng tỷ lệ sống và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng
Tác giả: Châu Tài Tảo, Hoàng Văn Lâm, Cao Mỹ ánTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của hàm lượng hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng, tỷ lệ và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm trên bể. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các hàm lượng hỗn hợp dược liệu khác nhau là (i) 20 mL/kg thức ăn, (ii) 40 mL/kg thức ăn, (iii) 60 mL/kg thức ăn và (iv) không bổ sung hỗn hợp dược liệu (đối chứng). Kết quả sau 3 tháng nuôi, tôm ở nghiệm thức không bổ sung hỗn hợp dược liệu có khối lượng có khối lượng 11,8+-1,1g), chiều dài (12,2+-0,5r cm) và năng suất (1,278 +-149 g/cm3) đạt thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung hỗn hợp dược liệu. Tỷ lệ sống của tôm cao nhất ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp dược liệu 20 mL/kg thức ăn (80,9+-2,8 phần trăm) và thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung hỗn hợp dược liệu (72,2+-8,4 phần trăm) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p0,05) giữa các nghiệm thức. Một số chỉ tiêu miễn dịch của tôm bao gồm tổng tế bào bạch cầu, bạch cầu có hạt và hoạt tính enzyme phenoloxidase (PO) ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp dược liệu 20 ml/kg thức ăn gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung hỗn hợp dược liệu ở mức 20 mL/kg thức ăn cho kết quả tốt nhất về tăng trưởng, tỷ lệ sống và miễn dịch của tôm.
- Tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG ở bệnh nhân tăng huyết áp
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hồi sức bệnh nhân nguy kịch
- Điều trị suy thất trái cấp nặng sau phẫu thuật Rastelli bằng ECMO : một trường hợp lâm sàng
- Cập nhật kỹ thuật oxy hóa máu ngoài cơ thể kiểu tĩnh mạch - tĩnh mạch trong điều trị suy hô hấp cấp tiến triển
- Trí tuệ nhân tạo trong gây mê hồi sức và phẫu thuật