Ảnh hưởng của hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng tỷ lệ sống và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng
Tác giả: Châu Tài Tảo, Hoàng Văn Lâm, Cao Mỹ ánTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của hàm lượng hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng, tỷ lệ và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm trên bể. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các hàm lượng hỗn hợp dược liệu khác nhau là (i) 20 mL/kg thức ăn, (ii) 40 mL/kg thức ăn, (iii) 60 mL/kg thức ăn và (iv) không bổ sung hỗn hợp dược liệu (đối chứng). Kết quả sau 3 tháng nuôi, tôm ở nghiệm thức không bổ sung hỗn hợp dược liệu có khối lượng có khối lượng 11,8+-1,1g), chiều dài (12,2+-0,5r cm) và năng suất (1,278 +-149 g/cm3) đạt thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung hỗn hợp dược liệu. Tỷ lệ sống của tôm cao nhất ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp dược liệu 20 mL/kg thức ăn (80,9+-2,8 phần trăm) và thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung hỗn hợp dược liệu (72,2+-8,4 phần trăm) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p0,05) giữa các nghiệm thức. Một số chỉ tiêu miễn dịch của tôm bao gồm tổng tế bào bạch cầu, bạch cầu có hạt và hoạt tính enzyme phenoloxidase (PO) ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp dược liệu 20 ml/kg thức ăn gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung hỗn hợp dược liệu ở mức 20 mL/kg thức ăn cho kết quả tốt nhất về tăng trưởng, tỷ lệ sống và miễn dịch của tôm.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú