Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour)
Tác giả: Vũ Văn Thông, Phạm Thị Thúy, Vũ Phạm Thảo VyTóm tắt:
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là cây dược liệu quí, phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh trung du, miền núi. Thân và rễ là thành phần chính trong các bài thuốc nam chữa trị bệnh đường ruột và là nguyên liệu chiết xuất palmatin để sản xuất thuốc chữa bệnh về đường ruột trong tây y. Tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Kết quả cho thấy trong 3 chất kích thích sinh trưởng đã thử nghiệm, chất IAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất và ở nồng độ là 1.500 ppm, điều này chứng tỏ IAA có tác dụng kích thích ra rễ của hom Hoàng đằng tốt hơn so với IBA và NAA. Tuổi hom có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom cây Hoàng đằng, trong điều kiện cùng loại thuốc kích thích sinh trưởng, cùng nồng độ, cùng thời gian xử lí. Hom bánh tẻ đạt tỉ lệ ra rễ cao nhất và bằng 66,66%. Thành phần hỗn hợp ruột bầu 80% đất, 15% phân chuồng, 5% phân NPK cho tỉ lệ sống cao nhất và cây sinh trưởng tốt nhất. Ở tuần thứ 20 tỉ lệ cây sống đạt 94,67%, tỉ lệ cây chết là 5,33%.
- Khảo sát thành phần hóa học và tác dụng kháng vi sinh vật In Vitro của tinh dầu toàn cây loài liên tiền thảo (Glechoma Hederacea l.)
- Đánh giá tác dụng kích thích mọc tóc của cao chiết cỏ nhọ nồi trên động vật thực nghiệm
- Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm của chế phẩm hoàn khớp trên thực nghiệm
- Định lượng catalpol trong củ giống Địa hoàng 19 thu hái ở Phú Thọ bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
- Đặc điểm hình thái, giải phẫu và định lượng axít corosolic trong lá Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz) tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam