Ảnh hưởng của giá thể và phân bón lá đến sinh trưởng hom giâm hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora thunb.) tại Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Lê Thị Thùy Ninh, Nguyễn Duy NăngTóm tắt:
Cây hà thủ ô là cây dược liệu được sử dụng rộng rãi hiện nay. Hiện tại các nghiên cứu chủ yếu về nhân giống invitro cây hà thủ ô đó thì thời gian tạo ra cây con dài, đầu tư cao và yêu cầu kỹ thuật cao. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên ba lần lặp lại. Yếu tố A là nồng độ phân bón là Nitex 16-16-8 + TE (0% đối chứng), 0,1%, 0,3%, 0,5%). Yếu tố B là 5 công thức giá thể (1 đất mặt: 1 trấu hun; 1 đất mặt : 1 trấu hun : 1 phân bò; 1 đất mặt : 2 trấu hun: 1 phân bò; 1 đất mặt : 1 trấu hun: 1 than bùn và 1 đất mặt : 2 trấu hun : 1 than bùn). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức giá thể 1 đất mặt : 2 trấu hun : 1 than bùn kết hợp với sử dụng phân bón lá Nitex 16-16-8 + TE nồng độ 0,3% cho tỷ lệ nảy chồi 77,3%, chiều dài chồi 41,3 cm, chiều dài rễ 15,6 cm, trọng lượng rễ khô 245,7 mg và tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất là 73%.
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Tác dụng chống đông của viên nang cứng Mantra 3protect Vascular Active trên thực nghiệm
- Khảo sát thành phần hóa học và tác dụng kháng vi sinh vật In Vitro của tinh dầu toàn cây loài liên tiền thảo (Glechoma Hederacea l.)
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất và đánh giá độc tính cấp của cao lỏng Sâm bại độc trên thực nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang cứng HA11 lên chức năng gan, thận chuột cống thực nghiệm