Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo với Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu HươngTóm tắt:
Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội, bởi pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò quản lí xã hội khi con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt là trường phổ thông có tầm quan bọng chiến lược, góp phần trang bị cho học sinh hành trang vững chắc để bước vào ngưỡng cửa trở thành người công dân của đất nước, đồng thời là một trong những con đường để hình thành, phát triển nhân cách cho các em. Do đó, giáo dục pháp luật phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục chung của bất kì một quốc gia nào. Tuy vậy, ở nước ta, việc giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn tới nhận thức pháp luật của học sinh đa phần còn hạn chế, tỉ lệ học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Bài viết này trình bày và phân tích kinh nghiệm về GDPL cho học sinh phổ thông của một số nước trên thế giới và gợi mở một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta trong thời gian tới.
- Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam : nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp
- Hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong thời gian tới/
- Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng: Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam
- Chế định pháp nhân nhìn từ cấu trúc bên trong của nó
- Hoàn thiện Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật Dân sự