Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
Tác giả: Tào Thị Quyên, Lương Tuấn NghĩaTóm tắt:
Việt Nam hiện có hơn 18.783 website/ ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, 785 sàn giao dịch thương mại điện tử, 106 vvebsite/ ứng dụng thương mại điện tử khuyến mại trực tuyến, 23 website/ ứng dụng thương mại điện tử đấu giá trực tuyến đã được xác nhận thông báo, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Năm 2018, doanh thu bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam đạt 6,2 tỷ USD (chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước). Với tốc độ phát triển nhanh chóng của tiến trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã và đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng tạo ra những áp lực to lớn đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Bài viết phân tích thực trạng, những ưu điểm và hạn chế của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Đà Nẵng tập trung đầu tư lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
- Thay đổi địa kinh tế thế giới và thời cơ của Việt Nam : vài hàm ý đối với phát triển của Đà Nẵng
- Đánh giá nguy cơ ngã của người bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm morse tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đến tiêm và hút dịch khớp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Đặc điểm hình thái tuyến giáp trên siêu âm ở phụ nữ sau mãn kinh