Đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của sản phẩm nano polyme kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ
Tác giả: Đặng Thị Lụa, Nguyễn Thị Hạnh, Đặng Đình KimTóm tắt:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn của các sản phẩm nano SP2 (Polyme_Kháng sinh) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gạn tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ trong điều kiện in vitro. Chủng vi khuẩn được sử dụng để thử nghiệm là Vibrio parahaemolyticus KC12.020, nồng độ thử nghiệm 10 mũ 8 cfu/ml. Kết quả thử nghiệm cho thấy đường kính vòng vô khuẩn của sản phẩm nano polyme_Doxycyclin_Florphenicol đạt 19,5 mm khi liều lượng kháng sinh sử dụng bằng một nửa hàm lượng kháng sinh Doxycyclin được khuyến cáo sử dụng. Đường kính vòng vô khuẩn của sản phẩm nano polyme_Florphenicol đạt 16-19 mm trong khi kháng sinh florphenicol đơn lẻ không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp. Sản phẩm nano polyme_Ciprofloxacin mặc dù cho kết quả diệt vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp cao khi hàm lượng kháng sinh sử dụng chỉ bằng 1/10 hàm lượng kháng sinh Ciprofloxacin được khuyến cáo sử dụng, nhưng sản phẩm này sẽ không được tiếp tục thử nghiệm ngoài thực địa do kháng sinh Ciprofloxacin mới bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nano khác: polyme_Oxytetracyclin và polyme_Doxycyclin trong nghiên cứu này chưa thể hiện rõ tiềm năng diệt khuẩn, do vậy chúng cần được tiếp tục nghiên cứu để khẳng định rõ hơn vai trò diệt khuẩn. Những kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy tiềm năng ứng dụng sản phẩm nano kết hợp với kháng sinh trong điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ.
- Tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG ở bệnh nhân tăng huyết áp
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hồi sức bệnh nhân nguy kịch
- Điều trị suy thất trái cấp nặng sau phẫu thuật Rastelli bằng ECMO : một trường hợp lâm sàng
- Cập nhật kỹ thuật oxy hóa máu ngoài cơ thể kiểu tĩnh mạch - tĩnh mạch trong điều trị suy hô hấp cấp tiến triển
- Trí tuệ nhân tạo trong gây mê hồi sức và phẫu thuật