Đặc điểm bệnh tích của cá mú gây nhiễm vi khuẩn Photobacterium damselae đột biến giảm độc lực
Tác giả: Lê Minh Hải, Phạm Thị Tâm, Tô Long ThànhTóm tắt:
Cá gây nhiễm với các dòng đột biến T4.3K8.2 và T4.3U6 điều thể hiện kết quả giảm độc lực đáng kể so với chủng giống gốc, tỷ lệ cá chết sau khi gây nhiễm tương ứng là 8% và 4%, cá chết sau gây nhiễm 2-5 ngày và không có các biểu hiện của bệnh tụ huyết rừng. Toàn bộ cá được gây nhiễm các chủng P.damselae T1.7 và T4.3 chết trong thời gian 3-7 ngày sau khi gây nhiễm, cá chết có biểu hiện điển hình của bệnh tụ huyến trùng. Các tổn thương đại thể ở các được gây nhiễm bởi các chủng P.damselae T1.7 và T4.3 chủ yếu tập trung ở lách, gan, thận, và tim; 100% cá thí nghiệm có các biểu hiện bệnh tích. Tỷ lệ cá có biểu hiện bệnh tích đại thể ở lô gây nhiễm với dòng T4.3K8.2 là 4% và ở lô gây nhiễm dòng T4.3U6 không có cá thể nào có biểu hiện bệnh tích kể cả các trường hợp cá chết sau khi tiêm. Chủng vi khuẩn T4.3U6 an toàn đối với cá thí nghiệm, có thể sử dụng để phát triển sản xuất vắc-xin nhược độc phòng bệnh tụ huyết trùng ở cá.
- Kết quả điều trị trượt đốt sống đơn tầng vùng thắt lưng – cùng bằng phẫu thuật hàn xương liên thân đốt có sử dụng cảnh báo thần kinh
- Báo cáo 15 trường hợp viêm phổi hoại tử do Staphylococcus Aureus ở trẻ sơ sinh
- Tổn thương thận ở bệnh nhân người lớn mắc viêm mao mạch dị ứng Schonlein – Henoch: Báo cáo hai ca bệnh và nhìn lại y văn
- Loạn sản sợi xương tiến triển: Báo cáo ca bệnh và đối chiếu y văn
- Thực trạng sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Dương và Kiên Giang