Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Trà Vinh
Tác giả: Lê Thị Mỹ LanTóm tắt:
Tôm là loài thủy sản chủ lực, được nuôi nhiều nhất tại tỉnh Trà Vinh, tập trung ở 4 huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành. Tuy nhiên, trong sản xuất và tiêu thụ tôm vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như thiếu thông tin thị trường, giá bán chưa ổn định, nông dân lệ thuộc rất nhiều vào thương lái; Nông dân sản xuất còn nhỏ lẻ, hợp tác trong sản xuất còn yếu, dịch bệnh nhiều do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiếu hậu cần sơ chế và chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho tôm. Mục tiêu nghiên cứu gồm: (1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm tại tỉnh Trà Vinh, (2) Phân tích chuỗi giá trị tôm và (3) Đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm tôm, giúp nhà hỗ trợ các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp, tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng tôm.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính