Tác động của việc chuyển từ TPP thành CPTPP đến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Tác giả: Nguyễn Minh Đức, Đặng Nữ Ái TrânTóm tắt:
Với kỳ vọng tạo ra một khu vực kinh tế tự do thương mại chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký ngày 4/2/2016, bao gồm 12 nước thành viên và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi TPP. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên còn lại tham gia ký kết TPP đã đồng thuận ra Tuvên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định này được chính thức ký kết vào tháng 3/2018. Trong các ngành nông sản đang là các ngành xuất siêu của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài, cà phê là mặt hàng có lượng tiêu thụ rất lớn ở thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động của việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP, biến TPP thành CPTPP, đến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ; từ đó tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trong ngành Cà phê có thể nắm bắt được cơ hội, đồng thời nhận rõ được những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt với sự rút khỏi của Hoa Kỳ trong hiệp hội TPP để đưa ra nhưng chính sách, giải pháp giúp cho ngành Cà phê vượt qua những khó khăn, trở ngại của thương mại quốc tế hiện nay.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu