Tác động của tín dụng ngân hàng chính sách xã hội tới sản xuất và giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên - Nghiên cứu trường hợp tại Đắk Lắk
Tác giả: Nguyễn Văn Đạt, Phan Thị Thanh VânTóm tắt:
Các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho 604.891 hộ người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Đắk Lắk tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích tác động của vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội tới sản xuất của hộ nông dân nghèo ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, từ đó đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo một cách bền vững trong tương lai cho vùng này.
- Kiểm soát giao dịch với người có liên quan theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
- Quyền tự bảo vệ nhãn hiệu trên sàn giao dịch thương mại điện tử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- Xác định nơi thành lập của doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới - Thách thức và giải pháp
- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
- Một số kinh nghiệm của Trung Quốc về tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư