Một số vấn đề trọng tâm trong nhận thức và tổ chức thực hiện pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng
Tác giả: Lê Văn LongTóm tắt:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được Quốc hội Việt Nam thông qua trong thời gian gần đây với những thay đổi quan trọng liên quan tới quá trình đổi mới căn bản, toàn diện về thể chế quản lý đầu tư xây dựng. Các luật vừa được thông qua nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng các loại nguồn vốn khác nhau, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước. Trước tình hình đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cần nắm bắt kịp thời nhiều nội dung đổi mới của hệ thống pháp luật. Trong phạm vi giới hạn của bài viết, sẽ tập trung phân tích là làm rõ một số vấn đề cụ thể sau: sự đổi mới phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước phù hợp với phạm vi điều chỉnh của các Luật; trách nhiệm kiểm soát của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác nhau; thẩm quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu