Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Thu CúcTóm tắt:
Những năm vừa qua, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các cải cách thể chế và nền hành chính công nhằm đưa tăng trưởng quốc gia theo hướng bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới. Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách phát triển thương mại trong nước hiện tại chưa khai thác và phát huy hết các yếu tố nguồn lực để thực hiện quyết tâm đó. Để khai thác và nắm bắt được các cơ hội, đồng thời vượt qua thách thức và hạn chế rủi ro trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam, cần phải hoàn thiện và đổi mới chính sách phát triển thương mại trong nước nói chung và chính sách thương mại nông thôn nói riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính