CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách--Thương mại
1 Chính sách năng suất của Nhật Bản : kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam / Nguyễn Đức Thành, Ohno Kenichi // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 19-20 .- 650
Trình bày chính sách năng suất của Nhật Bản, đề xuất Việt Nam nên áp dụng chính sách năng suất của Nhật Bản một cách mạnh mẽ và nhất quán, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy và kinh nghiệm thúc đẩy phong trào năng suất quốc gia (PTNSQG) hữu hiệu. Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất mà Việt Nam có thể học hỏi về năng suất. Tuy nhiên, Nhật Bản là hình mẫu tuyệt vời trong cải thiện năng suất (đặc biệt trong sản xuất), có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển giao một cách hệ thống những phương pháp của họ tới quốc gia khác. Hơn thế nữa, Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam đã thể hiện sự sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Việt Nam cho mục đích công nghiệp.
2 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giày của Việt Nam / Nguyễn Thị Phượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.69 - 71 .- 332
Ngành công nghiệp da giày định hướng xuất khẩu đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu theo phương thức gia công, tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng của SPXK còn thấp, năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của da giày còn hạn chế, quá trình sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường, trình độ và thu nhập của người lao động trong ngành chưa cao. Để PTXK bền vững sản phẩm da giày, rấy cần sự hỗ trợ của hệ thống chính sách nhà nước, trong đó có CSTM. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giày của Việt Nam là rất cấp thiết.
3 Một số đánh giá về cáo buộc thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam / Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Tiến // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 285 .- Tr. 2-9 .- 332.4
Ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã xác định Việt Nam là một trong những quốc gia thao túng tiền tệ trong đợt rà soát định kỳ. Tuy nhiên, thực tế những năm vừa qua cho thấy hoạt động điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ nhất quán nhằm thực hiện mục tiêu là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Kể từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá chủ động linh hoạt trên cơ sở đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như biến động rổ tiền tệ của các đối tác kinh tế lớn. Vì vậy, việc Hoa Kỳ đưa ra quan điểm VND được định giá thấp nhằm tạo ra lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam là chưa thực sự có cơ sở thuyết phục trên phương diện tài chính quốc tế và cần được đánh giá thấu đáo hơn.
4 Thực trạng chính sách thương mại nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam / Phan Thị Thu Cúc // .- 2019 .- Số 134 .- Tr. 10-21 .- 658
Những năm vừa qua, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các cải cách thể chế và nền hành chính công nhằm đưa tăng trưởng quốc gia theo hướng bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới. Ngày 06/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Đề án đề cập đến rất nhiều vấn đề tổng quát, nhằm xây dựng quy trình phát triển đồng bộ, bền vững cho thương mại nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách phát triển thương mại trong nước hiện tại chưa khai thác và phát huy hết các yếu tố nguồn lực để thực hiện quyết tâm đó. Để khai thác và nắm bắt được các cơ hội, đồng thời vượt qua thách thức và hạn chế rủi ro trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam, cần phải hoàn thiện và đổi mới chính sách phát triển thương mại trong nước nói chung và chính sách thương mại nông thôn nói riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
5 Điều chỉnh chính sách thương mại chung của Liên minh châu Âu và một số lưu ý đối với doanh nghiệp nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Bích Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 1 (220) .- Tr.79 – 90 .- 327
Đề cập tình hình phát triển quan hệ thương mại nội khối và ngoài khối của Liên minh châu Âu (EU). Điều chỉnh trong chính sách thương mại chung của EU. Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu.
6 Đo lường tác động của biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với nhập khẩu nông sản / Nguyễn Bích Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 259 tháng 1 .- Tr. 27-35 .- 658.153
Với xu hướng tự do hoá thương mại, các biện pháp phi thuế quan đang dần thay thế thuế quan trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Các nước đang phát triển thường chú trọng đáp ứng các trở ngại do biện pháp phi thuế quan của nước phát triển đặt ra, trong khi, coi nhẹ vai trò của biện pháp phi thuế quan trong chính sách ngoại thương của chính mình. Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường tác động của biện pháp phi thuế quan áp đặt bởi các nước đang phát triển đến dòng hàng hoá nhập khẩu. Tác giả sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn cấu trúc, trong trường hợp nghiên cứu cụ thể tại thị trường Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu. Kết quả ước lượng cho thấy phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (PPML) là phù hợp nhất với dữ liệu chéo theo sản phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đang có tác động tạo thuận lợi thương mại với mức chưa đáng kể so với tác động của biện pháp thuế quan truyền thống.
7 Chính sách bảo hộ thương mại dưới thời Tổng thống Donal Trump và tác động tới Việt Nam / ThS. Trần Thị Mai Thành // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 04 (241) .- Tr. 41-51 .- 330
Trình bày về chính sách bảo hộ trong lịch sử thương mại Hoa Kỳ. Chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donal Trump. Đánh giá tác động tới Việt Nam và một số gợi mở chính sách.
8 Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Obama / TS. Nguyễn Tuấn Minh // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 09 (234) .- Tr. 14-26 .- 327
Phân tích và đánh giá những nhân tố tác động tới chính sách thương mại của Chính quyền Obama đối với Trung Quốc. Đánh giá kết quả và tác động của chính sách này.