Nghiên cứu hiện tượng trì hoãn tuần hoàn vạt hai cuống mạch trên thỏ
Tác giả: Trương Trí Hữu, Vũ Văn ThứcTóm tắt:
Bài viết đánh giá tác động của hiện tượng trì hoãn trong việc làm thay đổi tuần hoàn trong vạt da. Kết quả số lượng vòng nối trung bình của: nhóm chứng là 0 vòng nối (không có thông nối), của nhóm trì hoãn 7 ngày là 2,3 vòng nối, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 4,2 vòng nối, của nhóm 21 ngày là 4,3 vòng nối. Kết quả ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh vòng nối ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đường kính gốc cuống mạch: Đường kính trung bình cuống mạch nơi gốc vạt (động mạch ngực lưng) ở các nhóm: nhóm chứng là 0,617mm; nhóm trì hoãn 7 ngày là 0,756mm; nhóm trì hoãn 14 ngày là 0,945mm; nhóm trì hoãn 21 ngày là 0,95mm. Kết quả này cho thấy có sự gia tăng đáng kể đường kính cuống mạch của nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Số lượng tân mạch tại vùng thông nối:Số lượng tân mạch trung bình tại vị trí vòng nối dưới kính hiển vi quang học của nhóm chứng là 4,1 tân mạch, của nhóm trì hoãn 7 ngày là 6,4 tân mạch, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 8,8 tân mạch, của nhóm 21 ngày là 8,9 tân mạch. Qua số lượng tân mạch thống kê trên, ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh tân mạch ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG ở bệnh nhân tăng huyết áp
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hồi sức bệnh nhân nguy kịch
- Điều trị suy thất trái cấp nặng sau phẫu thuật Rastelli bằng ECMO : một trường hợp lâm sàng
- Cập nhật kỹ thuật oxy hóa máu ngoài cơ thể kiểu tĩnh mạch - tĩnh mạch trong điều trị suy hô hấp cấp tiến triển
- Trí tuệ nhân tạo trong gây mê hồi sức và phẫu thuật