Mức giá sẵn lòng trả cho chương trình bảo tồn hệ sinh thái rừng u minh của người dân thành thị tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Huỳnh Việt Khải, Nguyễn Phi Vân, Phan Thị Thiên NhiTóm tắt:
Bài viết này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách quản lý đất ngập nước hiệu quả và bền vững trong rừng U Minh và cung cấp thông tin để ước tính thiệt hại phúc lợi do giảm hệ sinh thái và phân tích sự đánh đổi giữa đa dạng sinh học và kinh tế. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice Experiment) được sử dụng để ước tính mức giá sẵn lòng trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang đối với chương trình bảo tồn hệ sinh thái (HST) rừng U Minh. Hàm hữu dụng gián tiếp và mức sẵn lòng chi trả cho các thuộc tính bảo tồn hệ sinh thái đã được áp dụng bằng cách sử dụng phương pháp mô hình hóa lựa chọn với phân tích mô hình logit đa thức. Nghiên cứu cho thấy người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang chấp nhận sẵn sàng trả thêm 1.350 đồng thông qua hóa đơn tiền nước hộ gia đình hàng tháng để có thêm 1% thảm thực vật khỏe mạnh, 1.120 đồng cho việc giảm 1% số người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, 15.236 đồng cho việc tăng cơ hội nghiên cứu giáo dục cho thế hệ tương lai ở mức cao và 214 đồng cho một người nông dân được đào tạo lại.
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Một số vấn đề lý luận nghiên cứu dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon
- Định giá giá trị của nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt