Nghiên cứu ứng dụng của hệ thống gió trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống vận tải đường sông đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Minh ĐứcTóm tắt:
Theo số liệu dự báo của Viện Chiến lược phát triển giao thông vận tải, vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa sẽ vận chuyển khoảng 36 triệu tấn, chiếm tỷ trọng hơn 33% khối lượng hàng hoá vận chuyển toàn vùng. Sự thay đổi khí hậu đã và sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về vận tải đường sông.Trong nghiên cứu trước đây, nhóm các tác giả của dự án nghiên cứu cấp Bộ tại Bộ Giao thông vận tải [1] đã khảo sát trên 7 tuyến đường sông chính ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Một mô hình thủy lực với điều kiện biên tại khu vực bờ biển đã được tạo ra và cung cấp kết quả là mực nước ở các vị trí của bảy con sông vào năm 2020 - 2100. Dựa trên các kết quả của mô hình thủy lực có thể dự đoán được cao độ của mực nước sông khi chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) - mực nước biển dâng (SLR) trong các thời điểm trong tương lai. Trong nghiên cứu này tác giả đi sâu vào ứng dụng của Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographics Information System - GIS) cho quản lý thông tin phục vụ ứng phó với BĐKH. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) bao gồm nhiều lớp cơ sở dữ liệu trong đó có lớp cơ sở dữ liệu địa lý của các dòng sông, các lớp thông tin bao gồm cơ sở dữ liệu hạ tầng bị ảnh hưởng, như: Cầu, cảng và các lớp cơ sở dữ liệu thông tin cho mực nước. Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ là tiền đề cho các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong đó có quản lý các dự án xây dựng cầu đường, kè, cảng trên các dòng sông.